MENTORING
Công nghệ Thấu hiểu bản thân

5 Vấn đề sinh viên thường gặp phải trong thời gian học đại học

5 Vấn đề sinh viên thường gặp phải trong thời gian học đại học

Sinh viên lên giảng đường đại học gặp phải rất nhiều vấn đề. Việc giải quyết các vấn đề luôn là điều nan giải. Bài viết liệt kê 5 vấn đề thường gặp phải ở sinh viên và các phương pháp giải quyết cụ thể. Bạn có thể xem và tham khảo về những vấn đề bản thân.

1. Học tập

Vấn đề:

Học đại học rất khác so với trung học, đại học là thách thức về mặt lý thuyết. Vì thế, việc chọn học bao nhiêu tín chỉ để phù hợp với năng lực bản thân luôn là điều nan giải. Nhiều bạn chọn học hết 15 tín chỉ. Trong khi, bạn chọn cố gắng học nhồi 18 chỉ. Đôi khi, các bạn nghĩ các môn đều không quá khó đợi đến khi thi kết thúc học kì. Dẫn đến, bạn thức khuya nhồi nhét kiến thức, thậm chí rớt môn 

Giải pháp: 

Bạn nên chú ý giới hạn của bản thân. Mục đích bạn vào trường để học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, bạn vẫn phải dành thời gian thư giãn tạo động lực học. Điều quan trọng là phải sắp xếp thời gian lên kế hoạch hợp lý để học tập, giải trí và nghỉ ngơi, giữ cho tâm trí của bạn thoải mái.

2. Tiền

Vấn đề:

Hiện nay, tiền là ột trong những vấn đề nan giải. Học phí các trường ngày càng tăng cao. Cộng thêm, sinh viên còn phải chịu chi phí ăn uống, di chuyển, sách vở. Dẫn đến, nhiều sinh viên bỏ hôc vì không đủ khả năng chi trả. Nhiều bạn buộc phải làm thêm để kiếm sống. 

Học phí ngày càng tăng cao. Thêm vào đó là chi phí ăn uống, vật tư, giao thông và sách giáo khoa,… Sinh viên đã bỏ học vì họ không đủ khả năng chi trả. Những người khác buộc phải làm công việc bán thời gian để kiếm sống.

Giải pháp:

Bạn có thể tham khảo một vài khoản vay lãi suất thấp cho sinh viên. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu kĩ cách thức hoạt động và số năm để trả nợ. Bạn cũng nên cân nhắc tiết kiệm chi phí bằng cách chuyển trọ gần trường hay mua sắm, ăn uống tiết kiệm. 

Xem thêm: Công nghệ Diagnosis Hub

3. Làm việc khi đang đi học

sinh viên nên đi làm việc

Vấn đề:

Từ vấn đề tiền bạc dẫn đến việc đi làm để trang trải thêm cuộc sống của sinh viên. Nhiều sinh viên cố gắng cân bằg giữa hai việc không đủ thời gian để ngủ đủ giấc. Tuy nhiên, nếu sinh viên không nghỉ ngơi trong thời gian dài ảnh hưởng đến kết quả học tập thậm chí sức khoẻ. 

Giải pháp:

Bạn nên xem xét mức độ quan trọng của việc làm thêm. Lưu ý, bạn đừng để ảnh ảnh hưởng đến việc học. Vì thế, bạn cần cân bằng giữa việc học, làm thêm và tìm sự giúp đỡ gia đình.  

4. Nhớ nhà

Vấn đề:

Khi bước vào cuộc sống sinh viên, một số bạn sẽ phỉa rời xa gia đình đến một nơi xa lạ để sinh sống. Hầu hết các bạn đều phải đối mặt với nỗi nhớ nhà. Đặc biệt, các bạn năm nhất và nhà xa để đi học. Bởi vì mọi thứ với bạn đều mới lạ và bạn không biết thích nghi từ đâu.

Giải pháp:

Bạn nên thường xuyên liên hệ với gia đình, hỏi thăm và tâm sự cùng gia đình. Bạn cũng có thể tìm hiểu trường gần nhà, cố gắng cách 1 đến 2 tháng về nhà 1 lần. 

5. Sinh viên Trầm cảm

Vấn đề:

Mọi vấn đề trong danh sách này có thể làm sinh viên trầm cảm. Một số bạn sẽ tìm đến tiệc tùng, và những người khác có thể cảm thấy chán nản.

Giải pháp:

Khi quá căn thẳng, bạn nên tìm sự giúp đỡ của người thân, bạn bè hoặc giảng viên. Trầm cảm cũng là vấn đề năn giải , cố gắng đừng gặp tình trạng nghiêm trọng. Vì thế, nhiều trường đại học thường tổ chức chương trình tư vấn miễn phí để hạn chế tối thiểu. Các cố vấn được huấn luyện để lắng nghe và giúp học sinh trở lại đúng hướng. 

Xem thêm: Trắc nghiệm tính cách 

 

BÀI LIÊN QUAN

Bí quyết tân sinh viên quên đi nỗi nhớ nhà

Hà Dung

Nỗi lòng cha mẹ với tình yêu tuổi học sinh cấp 3

adminTLA

Làm sao chọn nghề nghiệp phù hợp với học sinh cấp 3

Đinh Hảo