MENTORING

Đâu là áp lực của sinh viên năm cuối 

Không ít bạn sinh viên năm cuối đang chịu những áp lực ở thời điểm hiện tại. Liệu đó có được gọi là khủng hoảng thời kì cuối đời sinh viên không? Thật sự, lúc đó bản thân chỉ muốn vứt hết tất cả trở lại làm những đứa trẻ vô lo vô nghĩ mà thôi.

Bài viết này sẽ không chỉ dành cho tất cả sinh viên. Các bạn đang mong muốn đều có thể áp dụng vì bài viết này sẽ giúp bạn xác định rõ những viêc mình đang mong muốn. Bạn sẽ có quãng thời gian này trôi qua một cách có ý nghĩa nhất.

Những áp lực từ đâu mà có:

Phải chăng vì bạn sắp bước chân ra ngoài xã hội. Nhưng bản thân còn cảm thấy bỡ ngỡ vì mình sắp tốt nghiệp. Bạn vẫn chưa chuẩn bị kĩ lưỡng hành trang cho tương lai. Cho những gì đang đợi mình ở phía trước.

Nghĩ lại thật nhanh đúng không? Chỉ chớp mắt đã trôi qua 4 năm đại học, bạn tự vấn lại bản thân đã làm được những gì. Bạn đã có những thành tựu gì, đã tích góp được những kiến thức và kinh nghiệm gì. Vậy mà bây giờ bạn đã chuẩn bị tốt nghiệp ra trường. Có bao giờ các bạn cảm đáng thương cho những bạn trẻ chỉ biết cắm cúi vùi mình vào sách vở. Hay những bạn chỉ biết mài mông ở cái ghế giảng đường. Sau đó, kết quả lại chỉ lẹt đẹt chứ không hề cao. Đó phải chăng là quá bất công với họ?

Mình nghĩ là không. Đó chính là sự sai lầm trong việc không xác định rõ năng lực bản thân. Khi bạn xác định rõ năng lực thì bạn sẽ có những lựa chọn. Hay những hướng đi đúng đắn hơn.Nếu cá nhân yếu kém trong chuyện học hành thì các bạn cũng không nhất thiết phải mình đến hốc hác, xanh xao mặt mày. Trái lại, sao các bạn không dành thời gian đó để trau dồi thêm những kinh nghiệm thực tế. Ví dụ như bạn đi trải nghiệm, thiện nguyện hay đi làm thêm… Đó đều là những thứ đáng quý mà bạn nên tận dụng trong quá trình làm sinh viên. Bạn có thấy rằng điểm số trong thời buổi hiện nay không còn quan trong không?

Lấy ví dụ thực tiễn

 

Bạn học hành bình thường. Bạn không quá chú tâm vào những bài giảng trên lớp hàng ngày. Thời gian rảnh, bạn kiếm việc làm thêm để tăng khả năng giao tiếp, làm việc đội nhóm. Cuối cùng, điểm tổng kết của bạn được 7.0. Bạn ra trường với tấm bằng khá.

Còn người bạn của bạn không đi làm thêm, quãng thời gian 4 năm đại học chỉ thắp đèn học hành. Học ngày học đêm nhưng vì bản thân chậm từ trước nên việc học hành vô cùng vất vả. Cuối cùng, bạn ý ra trường với điểm tổng là 7,8 và cũng là bằng khá.

Vậy bản thân các bạn có tự hỏi rằng cùng là 2 tấm bằng khá. Cùng là những một người mới, môt người có kĩ năng, có kinh nghiệm làm thêm từ hồi sinh viên. Còn một bạn không có kinh nghiệm. Khi ra ngoài đời, những nhà tuyển dụng sẽ tuyển chọn ai?

Cũng có những trường hợp, các bạn học hành vất vả và kết quả được đền đáp xứng đáng là được tấm bằng giỏi trong tay.  Nhưng khi ra trường để kiếm việc làm, các bạn không có những kĩ năng, những kinh nghiệm thực tế. Các bạn nên nhìn nhận vấn đề thực tế trong thời buổi hiện nay. Người ta không còn đặt nặng kiến thức trên giảng đường nữa rồi. Thay vào đó, công ty ưu tiên những kinh nghiệm thực tế. Mong rằng mọi người đều có thể xác định chính xác năng lực bản thân để có những hướng đi đúng đắn.

Xem thêm: Công nghệ Thấu Hiểu Bản Thân 

Áp lực vô hình được tạo nên từ gia đình.

Những áp lực trong thời điểm này không chỉ từ phía bản thân chúng ta mà đôi khi nó xuất phát từ cả phía gia đình.Liệu bạn có nằm trong trường hợp trên không?

Ai cũng biết, gia đình là nơi yêu thương, là nơi mỗi khi chúng ta gặp những khó khăn, áp lực trong cuộc sống đều muốn nghĩ về. Gia đình là nơi đầu tiên chúng ta muốn trở về. Nhưng đối với một số bạn trẻ thì điều đó không hoàn toàn đúng. Bởi vì, một số bố mẹ đã vô tình gây nên những áp lực cho con cái bằng những lời nói, những sự so sánh khập khiễng. Sự áp đặt mà con họ không hề muốn.

Nếu rơi vào gia đình như vậy quả thực mỗi khi gặp áp lực thì bản thân không hề muốn trở về. Vì biết đâu, khi trở về lại “bị” những lời nói của bố mẹ khiến bản thân mình nặng nề thêm. Nhiều lúc ước rằng, giá mà bố mẹ, anh chị em mình hiểu mình thêm chút nữa. Giá mà họ đặt họ vào vị trí của mình, giá mà… giá mà….

Tôi đã gặp những bạn bè của tôi rơi vào tình cảnh như vậy. Bố mẹ họ không hề đặt mình vào cương vị con cái, luôn áp đặt cho con mình. Những mục tiêu mà bản thân họ muốn. Phải chăng họ đang muốn dùng con mình để thực hiện những ước mơ thời trẻ của mình.

Bạn tôi đã rất áp lực vì điều đó, đôi khi sự áp lực còn tăng lên khi nghe phụ huynh so sánh với con nhà người ta. Phụ huynh sẽ kể về con của cô A, cô B… rồi từ đó liên hệ đến con mình với những câu nói: ” Đấy. mày nhìn xem……”. Quả thực mình rất đồng cảm với nỗi niềm đó của các bạn.

Xem thêm: Những khó khăn mà tân sinh viên phải trải qua

BÀI LIÊN QUAN

Nguyễn Dịu Hiền

Bạn có thuộc nhóm tính cách phân tích

Hà Dung

Làm sao ghi điểm với nhà tuyển dụng khi làm trái ngành?

Đinh Hảo