MENTORING

Sinh viên không nhận được sự thấu hiểu, chia sẻ

Sinh viên không nhận được sự thấu hiểu, chia sẻ

Con người ta ai cũng muốn được thấu hiểu, quan tâm. Sự thấu hiểu đến từ phía nhà trường, thầy cô, bạn bè và đặc biệt là gia đình. Đối với các bạn sinh viên lại càng cần đến những điều đó.

Công nghệ Thấu hiểu bản thân

Khi không nhận được những điều đó, tâm lý của các bạn lúc này sẽ trở nên thu mình lại, buồn bã. Điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình học và làm mỗi ngày của các bạn. Xấu hơn là các bạn có thể suy nghĩ dại dột và tìm đến những thứ có hại đến mình.

Thực trạng và hậu quả của việc sinh viên không được thấu hiểu

Cuộc sống sinh viên đại học thực sự là bước ngoặc mới của mỗi bạn trẻ, hầu hết lúc này các bạn sẽ được sống xa nhà, bắt đầu một cuộc sống, tự do và độc lập. Bởi thế mà tỷ lệ trầm cảm ở các bạn sinh viên đại học rất cao và vẫn không ngừng tăng lên. 

Thời gian gần đây, có rất nhiều bài báo nói về việc sinh viên tìm đến những thứ tiêu cực. Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ trong gia đình, suy nghĩ bồng bột mà bỏ nhà ra đi. Chỉ vì kết quả học tập không tốt, các mối quan hệ không gắn kết. Ở cái tuổi nhạy cảm như thế, tâm lý sinh viên thường sẽ rất dễ bị tác động.

Ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ

Chắc hẵn mọi người ít nhiều cũng đã biết đến vụ việc một sinh viên năm 3 đã tự tử vì quá áp lực. Nguyên nhân là vì kết quả học tập của bạn sinh viên này không được tốt như mong muốn. Lo lắng sẽ trở thành gánh nặng của cha mẹ. Cũng như sợ tương lai sẽ không đi tới đâu. Sau tất cả, tìm đến cái chết là lựa chọn đau thương cuối cùng của bạn ấy.

Hay ta có thể thấy được một số sinh viên có sự thay đổi về mặt thái độ cũng như tính cách. Từ một cô cậu sinh viên chăm chỉ, ngoan ngoãn trở thành một sinh viên suốt ngày chỉ biết tụ tập, ăn chơi. Dần bỏ bê việc học.

Sinh viên hiện nay đa số cũng mắc phải các căn bệnh tâm lý. Trầm cảm, rối loạn cảm xúc, chống đối xã hội… đều là những tình trạng mà các bạn đang mắc phải. Điều này là vô cùng nguy hiểm.

Xem thêm: Công nghệ thấu hiểu bản thân

Ảnh hưởng đến các mối quan hệ

Việc không được thấu hiểu và chia sẽ khiến các mối quan hệ xung quanh sinh viên trở nên không tốt. Khi không được lắng nghe, hay không có người thực sự muốn cùng trò chuyện, các mối quan hệ sẽ dần xa cách.

Quả nhiên, mối quan hệ giữa người với người được hình thành qua những cuộc trò chuyện. Sau đó là thấu hiểu. Không ai có thể giữ được mối quan hệ dài lâu nếu không có các cuộc chia sẻ qua lại cùng nhau. Bạn không cảm thấy mình được quan tâm, chia sẽ thì bạn tự có tự khắc có khoảng cách đối với người đó. Bất kể đó là người thân thiết như cha mẹ, hay những mối quan hệ xã hội thân thiết như bạn bè, thầy cô.

Ngược lại, nếu cảm nhận được sự đồng cảm, có được sự chia sẽ niềm vui nỗi buồn. Bạn sẽ có được sự tin tưởng, đồng cảm. Tất nhiên điều đó cũng làm tăng mức độ gắn kết các mối quan hệ mà bạn đang có.

Ảnh hưởng đến quá trình học và làm

Tất nhiên, công việc học và làm luôn là thứ song hành cùng chúng ta. Một khi tâm lý bị ảnh hưởng thì các quá trình đó của bạn cũng bị kéo theo.

Cảm nhận được sự đơn độc, không ai quan tâm, chia sẽ, bạn cũng không cảm thấy hứng thú học và làm. Đặc biệt là việc những việc này đều liên quan đến các mối quan hệ con người. Ở môi trường như vậy, sự thấu hiểu, quan tâm lẫn nhau mới là giải pháp để bạn cố gắng, thúc đẩy làm tốt.

Giải pháp giúp sinh viên có được sự thấu hiểu

Mở lòng, trò chuyện nhiều hơn

Công nghệ Thấu hiểu bản thân

Với những tác nhân ngoài cảnh là mọi người xung quanh không sẵn sàng thấu hiểu bạn thì đôi khi bạn cũng chính là nguyên nhân. Các bạn sinh viên thường cũng ngại chủ động giao tiếp với người khác. Và điều đó sẽ gây khó khăn cho bạn. Khi bạn chủ động mở lòng với mọi người thì ắt việc thấu hiểu nhau là chuyện không quá khó. Tất nhiên, nếu tự tạo một lớp lá chắn cho bạn thì ít ai có thể thực sự hiểu và muốn giúp bạn.

Hãy cố gắng chia sẽ câu chuyện, những vấn đề bạn đang mắc cho cha mẹ hay bạn bè của mình. Bất kể là điều gì, chúng ta vẫn luôn muốn được chia sẽ. Đừng giữ mãi cho mình. Hay cũng đừng đợi ai đó sẽ chủ động tìm đến bạn.

Tìm đến những phương tiện giải trí khác nhau

Khi cảm thấy áp lực, stress, hay gặp khó khăn, hãy tìm một thứ gì đó giúp bạn cảm tháy thoải mái. Bạn có thể đến các quán cà phê có không gian tốt để học bài, làm việc. Tìm xem những bộ phim, nghe nhạc, đọc một vài cuốn sách, … đó cũng là cách để bạn không cảm thấy mệt mỏi. Đôi khi những việc này cũng là đang giúp bạn tự thấu hiểu chính mình.

Công nghệ Diagnosis Hub tại IVN Talent

Trước khi muốn người khác thấu hiểu thì đầu tiên bạn phải hiểu bản thân mình. Với công nghệ Diagnosis Hub, bạn có thể sớm thấu hiểu được bản thân. Từ năng lực, điểm mạnh, điểm yếu đến tính cách. Hơn hết, thông qua những cuộc gặp gỡ giữa các chuyên gia với chính bạn và gia đình. Cha mẹ có thể từ đó biết được thế nào là tốt cho bạn, cũng như dần thấu hiểu bạn hơn.

Qua đó, tạo sự thấu hiểu giữa phụ huynh và con cái. Cha mẹ sẽ hiểu và quan tâm đến con mình đang là sinh viên nói riêng hay những người con khác nói chung. Gắn kết suy nghĩ và tình cảm giữa hai thế hệ. Cha mẹ từ đó cũng sẽ có chiến lược đồng hành cùng con hiệu quả.

Xem thêm: Trắc nghiệm tính cách

BÀI LIÊN QUAN

Đừng dạy con bằng “đòn roi”

adminTLA

Cảnh báo dấu hiệu nhận biết tính cách nhóm tính cách ENFP

Hà Dung

Cẩm nang về trắc nghiệm chọn ngành nghề phù hợp: Chọn nghề không còn là vấn đề! (Phần 1)

Đinh Hảo