MENTORING

Thi cử – Thấu hiểu và làm bạn với con

Thi cử luôn là nỗi ác mộng đối với hầu hết các bạn học sinh. Đặc biệt là vào giai đoạn thi cuối cấp kết thúc năm học, thi chuyển cấp và trên cả là thi tốt nghiệp. Trong giai đoạn này tâm lí con trẻ không được vững. Nếu chịu quá nhiều áp lực thường sẽ xảy ra nhiều vấn đề về mặt tâm lí. Chính những điều này, đòi hỏi các bậc phụ huynh cần nên thấu hiểu và quan tâm con em mình nhiều hơn. Không để con một mình đối diện với những áp lực ngoài kia đang đè nặng lên đôi vai của các bạn.

1. Áp lực con trẻ đang phải gánh chịu

Thấu hiểu con

  • Áp lực học tập trên trường lớp

Bài tập, bài thi quá nhiều, dồn nén đè ép các con phải học thêm môn này, môn khác để vừa chạy kịp theo tiến trình bài trên lớp và các bài học sắp tới, các kì thi nâng cao. Học quá nhiều trong thời gian dài, không có thời gian nghỉ ngơi… Điều này khiến các con rơi vào tình trạng stress, căng thẳng trong việc học.

Tiếp theo đó là việc các con cảm thấy mặc cảm, áp lực đồng trang lứa. Trong một lớp có rất nhiều bạn, có nhiều ưu điểm, thế mạnh riêng. Các con thấy bạn giỏi, xuất sắc như thế này, đề ra cho bản thân mình cũng phải được như đó. Nhưng rồi mọi sự cố gắng của con lại không được bằng bạn, bằng bè. Rồi cùng với đó chính thầy cô, bạn bè xung quanh, gia đình, đem các con ra so sánh, với một danh nghĩa là “con nhà người ta” khiến các con dần trở nên tự ti, thu hẹp mình lại. Gây ảnh hưởng đến việc cảm thấy chán nản trong việc học, mất phương hướng cho tương lai sau này. Cha mẹ cần thấu hiểu con nhiều hơn.

  • Áp lực khi bị đặt kì vọng quá nhiều

Gia đình luôn mong con mình có thể đạt được thành tích học tập xuất sắc nhất. Ngoài việc cảm thấy tự hào còn muốn khoe mẽ rằng, con mình tài giỏi đến thế này để nở mày nở mặt với người xung quanh. Thầy cô thì mong sao cho học trò của mình đạt điểm một điểm số cao, đỗ được trường danh giá.

Mong ước là thế, kì vọng là vậy. Nhưng khả năng của các con đến đâu cũng tùy vào từng cá nhân của mỗi học sinh. Khi kì vọng ấy quá nhiều biến đổi thành lời nói, câu nói trở nên gay gắt. Khiến các con hiểu nhầm rằng nếu mình không được như thế này, như lời bố mẹ, thầy cô nói sẽ không phải là một con ngoan, trò giỏi.

Bố mẹ kỳ vọng vào con là không sai. Nhưng đừng biến sự kỳ vọng đấy thành áp lực rồi đè nặng lên đôi vai của con em mình. Chúng ta nên ý thức được rằng được điểm thi chỉ là một con số trên tờ giấy. Nó không định nghĩa hết hoàn toàn rằng con bạn không cố gắng, hay con bạn là một đứa trẻ không có năng lực.

Xem thêm: Công nghệ Thấu Hiểu Bản Thân 

2. Một số cách để thấu hiểu con cái dễ dàng

Một số cách để thấu hiểu con cái dễ dàng

  • Dành nhiều thời gian quan tâm tới con

Do tính chất công việc nên phụ huynh thường bận rộn. Do đó, không dành nhiều thời gian để quan tâm đến con em của mình. Hầu hết các bậc phụ huynh lựa chọn cách bù đắp lại cho con bằng vật chất. Như mua một món đồ chơi tốt, một cái áo xinh, hay cho con học tại một ngôi trường danh giá… Như vậy là tốt với con rồi. Nhưng sự thật thì không, con trẻ sẽ có được giáo dục tốt khi có bố mẹ thường xuyên ở bên cạnh.

  • Trở thành một người bạn tâm giao của con

Hãy thử đặt bản thân mình vào con trẻ. Xem con mình đã và đang phải chịu những áp lực thi cử ra sao, như thế nào. Hãy biến mình thành người bạn của con. Lắng nghe và chia sẻ cho con những điều mà con đang gặp phải trong trường và xã hội.

Dạy con luôn là một hành trình dài đòi hỏi phụ huynh nhẫn nại và quan tâm hết mực. Hãy ngồi xuống lắng nghe để thấu hiểu con nhiều hơn. Trò chuyện với con như một người bạn tâm giao để giúp con có thể thoát ra khỏi những khó khăn. Cũng như giúp cho con khám phá khả năng bên trong của chính mình.

  • Động viên và khích lệ con cái

Khi cha mẹ thường xuyên động viên các con. Khen ngợi khi con đạt được một thành tích hay kết quả gì đó. Hoặc là khích lệ sau khi con gặp thất bại, điểm thấp, con không đậu được nguyện vọng mình mong muốn…. Như thế sẽ giúp con trẻ đỡ bớt mặc cảm và tự ti. Giúp con có nhiều suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống và tự tin hơn trong tương lai của chính mình.

Xem thêm: Trắc nghiệm Tính Cách

BÀI LIÊN QUAN

Trẻ 3 tuổi cần học những gì? Cách dạy trẻ 3 tuổi đúng cách để trẻ thông minh và nghe lời

adminTLA

Cách dạy trẻ biết yêu thương ông bà

adminTLA

Phương pháp thấu hiểu bản thân hiếm người biết

Hà Dung

Leave a Comment