MENTORING

Vì sao sinh viên thức khuya thường xuyên là vấn đề

Vì sao sinh viên thức khuya thường xuyên là vấn đề

Hiện nay, việc thức khuya đã trở nên quá đỗi bình thường với giới trẻ. Nhất là với các bạn sinh viên. Đây được coi như là tình trạng chung của hầu hết sinh viên. Vì sao đây lại trở thành vấn đề cần khắc phục. Cùng chúng tôi tìm hiểu.

Nguyên nhân thức khuya của sinh viên

Áp lực học tập

Một trong những yếu tố quan trọng trong điều kiện khách quan là lượng bài vở quá nhiều. Quá trình đi học của sinh viên chắc chắn ai cũng mắc phải điều này. Trong điều kiện học tập mới theo tín chỉ, việc tự học của sinh viên trở nên vô cùng quan trọng. Để đạt một giờ trên lớp, sinh viên phải tự làm việc ba giờ ở nhà. Vậy nên, số lượng bài vở cần giải quyết không ít. Ngoài ra, khối sinh viên cũng sẽ có thêm các bài luận như: nghiên cứu khoa học, khoá luận tốt nghiệp, …Những thứ này buộc sinh viên phải thức khuya hơn để đảm bảo cho bài vở được hoàn thành đúng hạn.

Xem thêm: Công nghệ Thấu Hiểu Bản Thân 

Công việc làm thêm

Bên cạnh việc học, ảnh hưởng của yếu tố tài chính đến việc thức khuya của sinh viên cũng đáng kể. Phần lớn sinh viên đều là con em đến từ các tỉnh thành trong cả nước. Việc làm thêm để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình cũng là điều thường thấy ở sinh viên. Một số công việc cần đến trực ca qua đêm, hay có thể là ca tối (18h-22h). Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến giờ giấc sinh hoạt của sinh viên.

Đó là chưa kể đến sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Việc sống trong môi trường mà tất cả cùng thức khuya thì bạn cũng rất dễ theo xu hướng chung.

Nguyên nhân chủ quan đến từ phía sinh viên

Yếu tố chủ quan cũng có ảnh hưởng nhất định. Đó có thể là thói quen đã được hình thành từ trước. Sinh viên hiện nay rất phụ thuộc vào các thiết bị điện tử. Trước khi ngủ, thông thường các bạn sẽ sử dụng điện thoại hay máy tính hồi lâu. Theo như suy nghĩ của sinh viên thì việc này sẽ khiến các bạn mỏi mắt dẫn đến buồn ngủ, dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, điều này lại ngược lại hoàn toàn. Ánh sáng đến từ các thiết bị sẽ chỉ gây ra nhiều tác hại cho mắt chứ không gây dễ buồn ngủ, thậm chí còn khó ngủ hơn bình thường.

Theo đó, cũng có thể do sống trong một môi trường năng động. Bạn là những người có nhu cầu giải quyết việc ở cường độ cao, áp lực từ nhiều phía. Từ đó, làm cho thời gian nghỉ ngơi của bạn bị giảm lại đáng kể. Còn phải kể đến yếu tố kỹ năng sắp xếp công việc, sắp xếp thời gian biểu còn quá kém, …

Một điều nữa là do có thể đồng hồ sinh học của bạn đã bị đảo lộn. Người ta từng nói các thói quen xấu hình thành rất dễ nhưng để bỏ lại khó. Thức khuya trong khoảng thời gian dài, cơ thể bạn sẽ cố gắng thích nghi với nhịp sống. Từ đó hình thành nên thói quen ngủ muộn của sinh viên. Khiến ta dù có muốn ngủ sớm cũng không quay lại được nhịp sống trước kia trong ngày môt ngày hai. Nếu không có hướng thay đổi thì bạn sẽ mãi trượt dài theo hướng “người âm phủ ngày ngủ đêm bay” này!

Thức khuya ảnh hưởng 

Nhắc đến thức khuya thì không thể không nói đến những mặt xấu do nó gây ra. Dù con người không muốn thì nó vẫn tồn tại. Có khi con người ý thức được tác hại của việc thức khuya nhưng bên cạnh công việc giải quyết được nhờ thức khuya thì họ sẵn sằng chấp nhận những tác động xấu mà nó gây ra.

Sức khoẻ và tinh thần luôn là mặt chịu ảnh hưởng đầu tiên và nhiều nhất. Những ảnh hưởng xấu thường thấy sau khi thức khuya là mắt thâm quầng, da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nổi mụn, trung khu thần kinh uể oải thì thần kinh vị giác cũng trì trệ dẫn tới ăn không ngon miệng, nguy cơ giảm sút trí nhớ rất cao, gấp 5 lần so với những người không thức khuya. Ngoài ra nó còn gây ra các tác động phụ như ù tai, chóng mặt, hay nóng nảy, khó tập trung, cơ thể mệt mỏi, hay bị chuột rút…

Vì thế, vấn đề thức khuya nên được quan tâm và cần tránh đối với mọi người nói chung và sinh viên nói riêng. Ngoài ra còn nhiều tác động tiêu cực khác. Các bạn nên đi ngủ sớm tốt cho sức khoẻ. Vì chúng ta còn trẻ, còn khoẻ chưa cảm nhận rõ tác hại của nó. Các bạn cũng đừng xem thường bỏ qua việc ngủ sớm nhé.

Xem thêm: Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?

BÀI LIÊN QUAN

6 cách giáo dục con không nghe lời đơn giản mà hiệu quả

adminTLA

Cảnh báo căn bệnh nặng khi bạn chưa thấu hiểu bản thân?

Hà Dung

Vì sao sinh viên lười biếng trong học tập

Hà Dung