Trầm cảm ở sinh viên có thật sự nghiêm trọng?
Ở sinh viên, ta có thể bắt gặp được vô số những vấn đề cần giải quyết và rất cần được quan tâm. Nhiều tác động bên ngoài cũng như những áp lực đã khiến cho số lượng trầm cảm ở đại học ngày càng tăng. Điều này sẽ vô vùng nguy hại đến thế hệ trẻ sau này.Vậy trầm cảm là gì? Sinh viên nên làm gì để tránh khỏi trầm cảm?
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một rối loạn cảm xúc gây cảm giác buồn và mất động lực trong thời gian dài. Bệnh ảnh hưởng đến cảm xúc, tư duy, hành vi của người bệnh. Có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác về tinh thần lẫn thể chất.
Những cảm xúc tiêu cực kéo dài sẽ gây khó khăn trong công việc. Làm rạn nứt các mối quan hệ bạn bè hoặc trong gia đình. Thậm chí còn có nguy cơ dẫn đến ý định tự tử.
Trầm cảm ở sinh viên đến từ đâu?
Áp lực học tập, thi cử
Nguyên nhân đầu tiên đối với sinh viên đại học phải nhắc đến luôn là vấn đề học hành. Ở cấp này, người học sẽ không được chỉ dẫn từng chút một như thuở còn cấp I cấp II. Thay vào đó, bạn phải có trách nhiệm với việc học của mình. Tự học và tự tìm kiếm môi trường tốt cho mình. Hơn nữa, đại học có thể sẽ là chặng đường đi học sau cùng để bạn có thể chính thức bước vào đời. Tương lai của bạn đều sẽ được quyết định ở khoảng thời gian này. Điều này có thể thấy tầm quan trọng của việc là như thế nào?
Áp lực từ kết quả học tập, cùng với sự kỳ vọng của gia đình, xã hội khiến sinh viên luôn cảm thấy có gắnh nặng đè lên vai. Đặc biệt là khi kết quả học tặp không được như mong muốn. Từ đó, các bạn sinh viên sẽ cảm thấy buồn bã, chán nản, thất vọng về bản thân. Lâu dần sẽ dẫn đến trầm cảm.
Thiếu sự quan tâm từ gia đình, bạn bè
Gia đình là thành phần cốt lõi của một con người. Là nơi bạn có thể dựa dẫm bất cứ lúc nào. Sự quan tâm của cha mẹ sẽ là nguồn động lực to lớn giúp bạn có ý chí vươn lên. Ngược lại không nhận được những thứ tình cảm đó thì bạn cũng sẽ trở nên mất phương hướng. Hơn thế nữa, cha mẹ luôn đặt hết kỳ vọng cho con cái của mình. Bạn phải luôn là một đứa con ngoan. Thành tích học tập xuất sắc. Điều này cũng phần nào tạo cho bạn những áp lực vô hình. Bạn luôn phải ra sức làm mọi thứ thật hoàn hảo để cha mẹ vui lòng. Những điều này khiến bạn mệt mỏi.
Chế độ sinh hoạt, những thói quen không lành mạnh
Sinh viên nói riêng và giới trẻ ngày nay nói chung luôn có thói quen thức khuya. Đối với các bạn sinh viên, thường sẽ dành nhiều thời gian ban đêm cho việc chạy deadline. Hoặc cũng có thể là gặp gỡ bạn bè. Cuộc sống sinh viên, ta luôn có thể bắt gặp được tình trạng bỏ bữa, ăn uống không đều độ. Nhiều sinh viên cũng có thói quen sử dụng các chất kích như bia rượu, thuốc lá, không tập thể dục thể thao, nghiện các thiết bị điện tử cũng như mạng xã hội, … Những điều này đều ảnh hưởng đến não bộ của bạn. Gây suy nhược thần kinh, dẫn đến trầm cảm.
Một số biểu hiện trầm cảm ở sinh viên
- Biểu hiện mất ngủ
- Biểu hiện chán ăn
- Thường có cảm giác mệt mỏi
- Gặp khó khăn khi phải tập trung vào một việc gì đó
- Luôn nghĩ tiêu cực. Nghĩ rằng bản thân kém cõi, vô dụng, ý nghĩ chán nản, buông xuôi
- Cảm giác buồn rầu, khó chịu, dễ cáu gắt
- Biểu hiện bứt rứt, khó chịu
- Có những ý định làm tổn hại đến bản thân, hành vi tự sát
Xem thêm: Công nghệ Thấu Hiểu Bản Thân
Những rủi ro của trầm cảm đối với sinh viên
Sinh viên không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề về cảm xúc, hành vi và sức khỏe, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống của thanh thiếu niên.
Về mặt sức khoẻ, thể chất, sinh viên có thể sẽ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm đi kèm. Các bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến não bộ, … Lạm dụng các chất kích thích để tìm cảm giác thoải mái cho bản thân. Dần tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh nguy hiểm khác xâm nhập vào cơ thể. Những điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình và kết quả học tập của bạn.
Xét về mặt tinh thần, bạn có thể bị mất kiểm soát về những biểu hiện, cảm xúc. Tâm trạng của bạn không được ổn định, lúc này lúc kia. Bạn cũng dễ cáu gắt. Việc này khiến bạn khó mà giữ được các mối quan hệ xung quanh. Xung đột gia đình từ đó cũng xảy ra. Bạn bè không còn muốn tiếp xúc với một người có cảm xúc bất thường. Bạn dần bị cô lập trong xã hội rộng lớn này. Nghiêm trọng hơn hết, những suy nghĩ tiêu cực dần xuất hiện trong bạn. Khiến bạn muốn làm tổn hại đến bản thân hay tìm đến con đường tự sát. Ngoài ra, vẫn còn nhiều ảnh hưởng khác cũng nguy hiểm không kém đến từ chứng trầm cảm ở sinh viên mà các bạn cần chú ý.
Sinh viên làm gì để hạn chế mắc trầm cảm?
- Thường xuyên tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe
- Có thể tập các bài tập thiền định giúp thư giãn cơ thể, giảm bớt căng thẳng
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế sử dụng bia rượu, các chất kích thích
- Học cách suy nghĩ đơn giản hơn về cuộc sống
- Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện để thấy được ý nghĩa của cuộc sống
- Làm những công việc mà mình cảm thấy thích thú như nấu ăn, đọc sách, du lịch…
- Các bậc phụ huynh và thầy cô giáo cũng cần quan tâm, chia sẻ với các bạn sinh viên nhiều hơn. Đồng hành cùng các bạn vượt qua những bất ổn tâm lý, thoát khỏi trầm cảm
Giải pháp hiệu quả khác dành cho sinh viên
Tìm kiếm một nơi có thể trò chuyện và tư vấn để bạn hiểu rõ được mình là điều vô cùng thiết thực. Bạn cũng sẽ có cơ hội biết đươc những hướng đi đúng đắn trong tương lai. Nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu để có kế hoạch phát triển bản thân. Học tốt, làm tốt, thoát khỏi áp lực và thực hiện được những kỳ vọng từ cha mẹ. Các chuyên gia khoa học tại IVN Talent sẽ là những người có thể chia sẽ, thấu hiểu và đưa ra cho bạn những lời khuyên đúng đắn nhất. Bên cạnh đó, kết hợp với công nghệ Diagnosis Hub, giúp bạn thấu hiểu cũng như phát triển bản thân được hiệu quả, tốt hơn.
xem thêm: Trắc nghiệm Tính Cách