MENTORING

Cách ứng xử của cha mẹ khi biết con bị bạo lực học đường.

Cách ứng xử của cha mẹ khi biết con bị bạo lực học đường

Trong những năm gần đây, bạo lực học đường đang có xu hướng tăng nhanh. Và trở thành vấn đề “nhức nhối” trong toàn xã hội. Vậy khi đứng trước vấn đề bạo lực học đường, cha mẹ nên và không nên làm điều gì?

Cha mẹ nên cổ vũ hay dạy con nhẫn nhịn khi bị bạo lực học đường:

Công nghệ Thấu hiểu bản thân
Cha mẹ dạy con khi bị bạo lực học đường.

Thời gian gần đây đây tại TP.HCM đang xôn xao một vụ việc. Đấy là vụ bạo lực học đường xảy ra giữa các học sinh tại một trường quốc tế TP.HCM. Vụ việc trên đã thu hút dư luận rất nhiều. Đã có rất nhiều ý kiến, bình luận đến từ cư dân mạng.

Nhiều người cho rằng, nhà trường cần giải quyết vụ việc thỏa đáng. Để ngăn chặn một lần nữa vấn đề bạo lực học đường. Mặt khác, có nhiều ý kiến cho rằng, không nên ủng hộ từ một phía khi sự việc chưa được rõ ràng. Và cần có cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, làm trong sạch cho môi trường giáo dục.

Khi đứng trước vụ việc trên, nhiều phụ huynh đưa ra nhiều ý kiến trái ngược nhau. Mỗi phụ huynh đều có hai cách ứng xử hoàn toàn trái ngược nhau. Một bên là dạy trẻ hãy dùng hành động để trả lại hành động. Một bên thì dạy bảo con phải nhẫn nhịn, “một điều nhịn, chín điều lành”.

Xem thêm: Công nghệ Thấu hiểu bản thân 

Với cách dạy thứ nhất là cổ vũ bạo lực:

Với cách dạy thứ nhất là cổ vũ bạo lực.
cổ vũ bạo lực.

Với cách này, các bậc phụ huynh đã vô tình chung lan truyền quan niệm giáo dục cổ cũ bạo lực. Đây là một tư tưởng lệch lạc, cách dạy trên sẽ làm trẻ đi theo hướng sai lệch. Đây là cách dạy lệch lạc về cách hành xử giữa người với người. Dễ khiến con cái trở thành người có hành vi bạo lực. Và cũng gián tiếp phần nào khiến trẻ trở thành thủ phạm của bạo lực học đường.

Và với cách dạy thứ hai, bảo con nhẫn nhịn:

Phụ huynh ngại phiền phức, không muốn làm lớn chuyện khi con bị bắt nạt. Bắt con phải nhẫn nhịn và chịu đựng. Nhưng việc làm trên là hoàn toàn sai lầm. Cha mẹ sẽ khiến con chỉ biết im lặng và cắn răng chịu đựng. Sẽ rút lui khi bị đánh hoặc bị giành đồ chơi. Vô tình sẽ khuyến khích trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. Khiến con phải chịu đựng những hành vi bạo lực, giành giật từ đối phương.

Không thể khuyến khích con đánh trả, cũng không thể nào bắt con chịu đựng. Vậy cha mẹ khi bắt gặp tình trạng con mình bị bạo lực học đường phải làm sao? Phụ huynh cần nên làm gì để giúp con giải tỏa được cảm xúc tiêu cực? Cách hành xử như thế nào được cho là đúng đắn khi đứng trước vấn đề trên?

Đấy chính là khéo léo dạy con.

Cha mẹ cần nên khéo léo dạy con và đưa ra những cách giải quyết đúng đắn. Đồng thời, việc đó cũng sẽ bảo vệ được lòng tự tôn của con cái. Có thể rèn luyện con năng lực xử lí tình huống độc lập. Giúp con thêm mạnh mẽ và có thể đối mặt với những vấn đề ngoài xã hội. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bỏ con một mình trên chiếc thuyền ngoài biển sâu.

Cha mẹ cần nên để ý đến biểu hiện của con cái. Những biểu hiện tâm lí, hành động bất thường của con cái mình. Ví dụ, khi con đi học về nhà. Cha mẹ có thể hỏi: “Hôm nay con học ở trường có gì vui, có gì đặc biệt?” Khi trẻ cảm nhận được sự quan tâm từ cha mẹ, có thể dễ dàng mở lòng mình để tâm sự, chia sẻ. Từ đó các bậc phụ huynh cũng dễ dàng nắm bắt được tâm lí của các con. Cũng sẽ dễ dàng nhận ra sự thay đổi đó của con mà không phải dùng cách ép buộc nào.

Cha mẹ nên và không nên làm.

Tình trạng bạo lực học đường tuy không mới, nhưng nó ngày càng nghiêm trọng. Đây là một vấn đề nhạy cảm cần nên cân nhắc hợp lí. Nên công khai, minh bạch rõ ràng về mọi thông tin của bạo lực học đường. Cũng như là để tìm ra cách giải quyết hợp lí, ổn thỏa.

Khi xảy ra việc con trẻ bị đánh. Cha mẹ cần nên bình tĩnh để tìm ra biện pháp thích hợp. Ví dụ như có thể xác minh xem con giao lưu với ai. Tìm hiểu về đứa trẻ hành hung con mình, tìm ra lí do vì sao lại đánh con mình. Sau đó, cha mẹ có thể gặp phụ huynh của đứa trẻ đó để trao đổi. Hai bên cùng nhau ngồi nói chuyện, trao đổi. Sau đó có thể biết cách để giáo dục, khuyên nhỉ ngăn ngừa vụ việc trên.

Ngoài ra gia đình cũng cần nên gặp giáo viên để nhắc nhở trẻ đã đánh con mình. Để giáo viên có thể tăng cường giáo dục cho học sinh tình yêu. Tình đoàn kết trong lớp học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa để các trẻ có thể trở nên thân thiết hơn.

Mặt khác, cha mẹ cũng cần phải đề nghị nhà trường các vấn đề.

Đó là tăng cường hệ thống và biện pháp bảo vệ hiệu quả. Răn đe và xử lí nghiêm minh những hành vi bạo lực học đường. Nếu như cho mẹ chứng kiến cảnh con mình bị bạn dọa nạt. Thì xuất hiện ngay để chúng biết mình là cha mẹ của trẻ. Không nên tìm cách gây bạo lực, cũng như là im lặng. Đừng sợ rằng sẽ bị trả thù hoặc thờ ơ về việc trẻ bị dọa nạt. Và cho rằng chuyện đó chỉ là chuyện nhỏ, chuyện xích mích của trẻ con.

Cha mẹ cũng cần hỗ trợ tâm lí cho con. Bằng cách trao đổi với giáo viên, chuyên gia tâm lí cho trẻ. Vì khi trẻ bị bạo lực thường để lại những sang trấn tâm lí nghiêm trọng. Để phòng ngừa con bị đánh, cha mẹ nên trang bị cho con một số kỹ năng cần thiết. Như kêu cứu khi bị đánh, không khiêu khích hay đánh lại bạn. Cũng như tìm cách thoát thân, nhờ giáo viên, cha mẹ trợ giúp khi bị đánh đập.

Xem thêm: Nhận biết con có đang bị bạo lực học đường
 

BÀI LIÊN QUAN

Vì sao sinh viên lười biếng trong học tập

Hà Dung

Dạy con gái 8 tuổi – cha mẹ có phương pháp giáo dục phù hợp

adminTLA

Cảnh báo mức độ thấu hiểu bản thân thông qua kênh học tập P1

Hà Dung

Leave a Comment