MENTORING

Giúp con trở nên lạc quan giữa áp lực học tập

Giúp con trở nên lạc quan giữa áp lực học tập

Trong cuộc sống hiện nay không chỉ có có người lớn chịu áp lực từ công việc, cuộc sống. Mà cả những bạn nhỏ, đặc biệt là đối với các bạn học sinh cấp 3 cũng chịu nhiều áp lực

1.Áp lực đến từ đâu?

  • Áp lực học tập.

Thời gian học quá nhiều khiến các bạn không có thời gian nghỉ ngơi. Đối với các bạn học sinh cấp 3, đặc biệt là cuối năm lớp 12. Thì áp lực đó lại tăng lên khi chuẩn bị đối diện với kì thi lớn trong đời mình. Việc học hằng tiếng đồng hồ, khiến não bộ của con trở nên căng thẳng và stress. Ảnh hưởng đến tâm lí cũng như sức khỏe của con.

  • Áp lực đến từ gia đình, nhà trường.

Sự kỳ vọng, thúc ép đến từ gia đình, nhà trường cũng một phần nào tạo áp lực lớn. Cha mẹ kỳ vọng quá nhiều, thúc ép con học nhiều. Nghĩ rằng con học nhiều sẽ giỏi, nhưng không hề biết năng lực của con đến đâu. Ngày qua ngày, sự kỳ vọng đấy biến thành cái hố sâu chôn đi tâm hồn thơ bé của các con.

  • Áp lực xuất phát từ bản thân.

Ngoài chịu áp lực từ phía gia đình, nhà trường. Các con cũng đã có những áp lực lớn mang theo. Từ bài vở quá nhiều, áp lực đồng trang lứa,…

Xem thêm : Công nghệ Thấu Hiểu Bản Thân 

2. Hậu quả đến từ áp lực học tập

  • Ảnh hưởng đến tâm lí

Áp lực học tập gây ra nhiều tâm lí bất ổn cho con. Thời gian học quá nhiều khiến con bị căng thẳng trong thời gian dài gây stress, căng thẳng. Về lâu, về dài có thể khiến con bị trầm cảm. Có thái độ, suy nghĩ không tốt về xã hội. Trở nên chán nản và buồn bả với mọi thứ xung quanh.

Đặc biệt là đối với các bạn sắp bước vào kì thi tốt nghiệp. Khoảng thời gian này các em phải chịu áp lực từ nhiều phía. Nếu tâm trạng dồn nén quá mức, không giải quyết kịp thời, tìm cách điều trị. Về sau khiến trẻ mắc các bệnh tâm lí như rối loạn lo âu,…

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của các con

Áp lực học tập không chỉ ảnh hưởng đến tâm lí mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các con. Ban đầu, trẻ sẽ gặp phải các vấn đề như đau đầu, chán ăn, sụt cân, mất ngủ. Nếu như tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các bệnh lí. Ví dụ như: suy nhược thần kinh, thiếu máu não,…

  • Ảnh hưởng đến kết quả học tập

Áp lực học tập không chỉ ảnh hưởng đến tâm lí và thể chất của các bạn. Mà nó còn ảnh hưởng đến kết quả học tập của các bạn. Áp lực học tập kéo dài khiến trẻ có tâm kí chán học, không còn hứng thú với việc học. Hậu quả tuy không rõ ràng nhưng lâu dài nó ảnh hưởng đến tương lai của các em về sau.

3. 6 Cách giúp con giảm áp lực học tập

  • Lắng nghe, thấu hiểu và tâm sự cùng con.

Thử làm bạn cùng với con, trở thành một người giúp con có thể sẻ chia những câu chuyện. Lắng nghe và thấu hiểu là yếu tố giúp cho con có thể gần kề với ba mẹ hơn. Con sẽ cảm thấy an toàn và sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện mà con gặp phải trong thường ngày. Từ đó, cha mẹ có thể thấu hiểu, tìm ra được vấn đề mà con đang gặp phải.

Lắng nghe, thấu hiểu và tâm sự cùng con không chỉ giúp con trở nên tốt hơn. Mà cũng từ đó, có thể giúp cho mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái trở nên gần gũi. Tâm lí của con trẻ cũng trở nên tốt hơn, lạc quan, yêu đời và tích cực hơn trong cuộc sống.

  • Kỳ vọng của bản thân phải phù hợp với thực tế của con trẻ.

Biết rằng sự kỳ vọng của bố mẹ xuất phát từ lòng yêu thương. Nhưng đừng biến sự yêu thương bằng kỳ vọng đấy trở thành áp lực cho con. Yêu thương con cần nên đúng cách, cần biết được năng lực của con đến đâu. Không nên bức ép, kỳ vọng và mong muốn con đạt được một thành quả vượt quá khả năng của con.

  • Tập cho con tính tự lập.

Việc tạo cho con tính tự lập sẽ giảm bớt đi rất nhiều sự áp lực cho con trẻ. Nhiều khi ta không có thời gian nhiều để quan tâm con cái. Thì việc giúp các con tạo được tính tự lập sẽ giúp con đối diện được nhiều vấn đề. Bố mẹ cần nên dạy con đối diện với nhiều vấn đề, tự lập được kế hoạch cho mình. Có như vậy thì con mới có đủ bản lĩnh để đối mặt và giải quyết vấn đề. Có vậy mọi chuyện mới trở nên tích cực hơn rất nhiều.

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lí dành cho con.

Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí dành cho con là yếu tố cần thiết giúp con có sức đề kháng tốt. Với một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Sẽ giúp con phát triển được trí tuệ, tăng sức đề kháng, tăng khả năng tập trung.

Và khi có được một chế độ dinh dưỡng hợp lí con trẻ vô hình cũng giúp con có thái độ tích cực. Giúp cho con trẻ trở nên tươi tắn, lạc quan, có cái nhìn tích cực với cuộc sống xung quanh. Khi sức khỏe ổn, suy nghĩ cũng sẽ khác hoàn toàn với lúc bị ốm.

Bố mẹ nên tạo thói quen cho con tập uống đủ nước, ăn đủ chất. Giảm các loại đồ ăn béo, chất có gas hay đồ quá ngọt. Bởi những món trên sẽ có hại cho tinh thần cũng như sức khỏe của con.

  • Dành nhiều thời gian để bên cạnh con nhiều hơn.

Biết rằng người lớn có nhiều vấn đề cần giải quyết. Nhưng cũng nên dành ít thời gian cho con cái. Con cái sẽ cảm nhận được sự yêu thương đến từ bố mẹ, có cảm giác được an toàn. Các con khi có bố mẹ bên cạnh sẽ có cảm giác được che chở và yêu thương. Từ đó các con có thể trở nên tự tin và mạnh mẽ, có thêm động lực cố gắng.

  • Giữ liên lạc với giáo viên, bạn bè của con.

Giữ liên lạc với giáo viên bạn bè của con để có thể cập nhập cuộc sống của con. Thầy cô và bạn bè là những người ở bên cạnh nhiều thời gian hơn bố mẹ. Có thể quan sát và ở cạnh các con nhiều. Nên nếu giữ liên lạc với họ, bố mẹ có thể biết được rằng dạo này con có gặp khó khăn gì không. Tuy nhiên không nên biến nó thành kiểm soát. Như vậy sẽ khiến con cảm thấy bị gò bó, không có quyền riêng tư.

Xem thêm: Áp lực của học sinh cuối cấp 3

 

BÀI LIÊN QUAN

Làm thế nào để tạo ra một hồ sơ xin việc ấn tượng sau khi tốt nghiệp

Đinh Hảo

Ông bố quốc dân xứ Hàn và cách dạy 3 con sinh ba đến chuyên gia tâm lý cũng phải khen ngợi

adminTLA

Giải pháp học sinh thoát khỏi sự nghiêm khắc bố mẹ

Hà Dung

Leave a Comment