Áp lực của học sinh cuối cấp 3
Lớp 12 là bước đệm để các con bước vào xã hội, là ngưỡng cửa đầu đời giúp con rèn luyện tính tự lập. Đây là giai đoạn con gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt về mặt tinh thần. Nếu những áp lực của học sinh cuối cấp không được giải quyết kịp thời. Nó có thể gây ra sự lệch lạc trong việc định hướng tương lai của các con.
Áp lực của học sinh cuối cấp 3 là gì?
Xem thêm: Công nghệ Thấu hiểu bản thân
Áp lực của học sinh cuối cấp 3 xét trên khía cạnh sinh học
Ở độ tuổi này, các con vẫn chưa phát triển hoàn thiện về mặt sinh học. Những rối loạn nhất định về thể chất khiến con khó có thể tập trung vào việc học tập.
Áp lực của học sinh cuối cấp 3 xét trên khía cạnh tâm lý
Áp lực từ bài vở
Bước sang lớp 12, học sinh phải chạy nước rút để chuẩn bị cho kì thi đại học. Khối lượng bài tập vượt trội khiến nhiều học sinh không thể thích nghi kịp. Nhiều con chưa tìm ra cho mình những phương pháp học phù hợp, cảm thấy quá sức học. Lớp 12, các con làm đề liên tiếp cùng các kì thi thử. Điều này khiến con luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Nếu không đạt được kết quả mong muốn, kì vọng cao của bản thân. Nhiều học sinh có thể bị shock.
Gia đình
Cha mẹ luôn đặt rất nhiều kì vọng vào con cái. Nhưng không biết rằng điều này có thể tạo áp lực rất lớn cho con của mình. Cha mẹ hi vọng con có thể có kết quả học tập cao, đỗ vào trường tốt. Tương lai của con được rộng mở hơn. Tuy nhiên, cha mẹ lại không xét đến việc liệu con mình có năng lực đạt được kết quả đó hay không.
Nhịp sống hối hả đã cuốn các bậc phụ huynh vào vòng xoáy của công việc và bạn bè. Những lo toan công việc khiến họ không có đủ thời gian để quan tâm, chăm sóc con cái. Khá nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự hiểu con mình muốn gì, cần gì từ cha mẹ. Nghĩ rằng con mình chỉ cần có vật chất đầy đủ là được. Nhiều gia đình để cho con quá thoải mái về kinh tế và hành động. Cũng có nhiều trường hợp gia đình khá giả sợ con hư, dễ mặc vào các tệ nạn xã hôi nên bắt các con chỉ ở nhà…
Thầy cô
Thầy cô luôn hi vọng học sinh của mình đạt kết quả cao trong học tập. Vì thế, thầy cô đã cho các con làm thật nhiều bài tập, nhiều đề. Chính những việc này, vô tình tạo nên áp lực lớn về việc phải đạt kết quả cao cho học sinh. Khiến các con rơi vào trạng thái bất ổn và có thể không phát huy được năng lực của bản thân trong kì thi.
Áp lực của học sinh cuối cấp 3 xuất phát từ môi trường xã hội
Xã hội phát triển kèm theo đó là nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà xuất hiện ngày càng nhiều. Mặt trái của cơ thể thị trường đã tác động tiêu cực tới nhận thức của các con. Dẫn tới lối sống ích kỷ, buông thả, đua đòi. Tâm lý thích hưởng thụ tạo ra những hiện tượng lệch lạc trong suy nghĩ và hành động của con. Một số lượng không nhỏ học sinh dù đang ngồi trên ghế nhà trường cũng dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội.
Giúp con giải toả áp lực thế nào?
Điều kiện cần thiết đầu tiên phải có chính là việc thừa nhận sự hiện diện của những áp lực con đang phải đối mặt. Cố gắng quan tâm hơn đến những điều con đang gặp khó khăn. Chối bỏ và ngó lơ những điều đó của con chỉ khiến con cảm thấy cô độc và mệt mỏi hơn. Thừa nhận, và sau đó thể hiện sự cảm thông, chính là cách hỗ trợ bước đầu hiệu quả nhất để con đương đầu với áp lực.
Thấu hiểu những mong muốn của con. Giúp con giải quyết những vấn đề gặp phải. Đừng đặt ra quá nhiều tiêu chuẩn của mình và ép con phải àm theo như vậy. Mở ra cho con nhều sự lựa chọn hay đầu tư vào những điều mà con theo đuổi. Điều này sẽ khiến các con được làm thứ mà mình thích, có động lực hơn để hoàn thành những việc khác.
Xem thêm: Trắc nghiệm Tính Cách