MENTORING

Sinh viên đừng để áp lực học tập làm chùn bước

Sinh viên đừng để áp lực học tập làm chùn bước

Trong suốt khoảng thời gian đi học, điểm số quả thật là một điều mà các học sinh, sinh viên luôn hướng tới.Tuy nhiên, điều đó dần trở thành áp lực đối với một số bạn. Đặc biệt là các bạn sinh viên. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và sự phát triển của các bạn. Ngay bây giờ hãy cùng IVN Talent tìm hiểu thêm về nỗi áp lực đó qua bài viết dưới đây!

Áp lực học tập
Áp lực học tập

Áp lực học tập của sinh viên là gì?

Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng có áp lực của mình. Có người áp lực về tài chính, có người áp lực về gia đình, người lại áp lực công việc… Đối với những người đi học nói chung hay sinh viên nói riêng, áp lực về thành tích học tập lại là một vấn đề nghiêm trọng.

Áp lực học tập là những áp lực xoay quanh công việc học của các bạn sinh viên. Đây có thể là việc học quá sức so với sức khoẻ và khả năng của bạn. Cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra stress, trầm cảm và một số bệnh tâm lý của sinh viên hiện nay.

Nguyên nhân gây áp lực học tập của sinh viên

Áp lực học tập về điểm số

Điểm số, thành tích là những thứ mà người đi học luôn muốn đạt được. Có thể nói đây là nguyên nhân lớn tạo ra áp lực của sinh viên. Việc đặt niềm tin quá cao về điểm số đôi khi khiến bản thân sinh viên cảm thấy stress và chán nản. Dẫn đến thất vọng về bản thân, giảm hứng thú vào việc học tập.

Áp lực học tập từ gia đình

Một nguyên nhân khác luôn song hành cùng áp lực học tập chính là kỳ vọng của bố mẹ. Sự cố gắng của bạn là có. Nhưng nếu không như mong muốn vẫn bị các bố mẹ mắng nhiếc hoặc tỏ thái độ phật ý.

Phụ huynh thì luôn mong muốn con mình luôn là người giỏi nhất. Điều đó có thể giúp họ hãnh diện với gia đình, dòng họ và hàng xóm. Tuy nhiên lại vô tình khiến con em họ áp lực học tập vô cùng.

Áp lực học tập từ bạn bè

Không những là từ gia đình, bạn bè cũng là nguyên nhân khiến các bạn snh viên áp lực. Không phải chỉ có học sinh luôn bị so sánh về điểm số, kết quả thi với các bạn bè cùng lớp. Ở các lớp Đại học, Cao đẳng, việc này cũng xảy ra rất nhiều với sinh viên.  Điều đó vô tình tạo ra cho các bạn thái độ tự ti, mặc cảm, cảm thấy mình kém cỏi, thua bạn bè. Từ đó, không tin vào năng lực của bản thân, tạo áp lực học tập ngày càng nặng.

Xem thêm: Công nghệ Thấu Hiểu Bản Thân

Hậu quả của áp lực học tập với sinh viên

Áp lực học tập sinh viên về điểm số
Áp lực học tập về điểm số.

Bạn có thể đã nghe qua câu “áp lực tạo nên kim cương”. Áp lực đôi khi sẽ là động lực thúc đẩy sự cố gắng của bạn. Học tập là việc quan trọng của đời người, là cả tương lai. Dành nhiều tâm sức cho việc học là điều đương nhiên. Nhưng đừng để cái áp lực đó kéo dài. Bởi lẽ, dần có thể nó không còn là động lực mà sẽ là nổi lo sợ, ám ảnh trong bạn.

Áp lực học tập có thể gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm về cả mặt tinh thần và thể chất cho học sinh sinh viên. Thậm chí có thể liên quan đến cả tính mạng, đặc biệt ở những bạn trẻ có tâm lý yếu.

Ảnh huởng đến sức khoẻ

Các nghiên cứu còn cho thấy, áp lực học tập làm mất ngủ, tăng nguy cơ béo phì, các vấn đề về tim mạch, huyết áp. Thậm chí là tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Rất nhiều vấn đề nguy hiểm về sức khỏe có thể xuất hiện do liên quan đến các áp lực từ học tập. Đây là điều mà chắc hẵn các bạn sinh viên và cả bậc ha mẹ không lường trước được.

Ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình

Có thể thấy ở hầu hết các gia đình có cha mẹ luôn ép con học quá mức, đặt nặng vấn đề điểm số thường khó có thể tìm được tiếng nói chung giữa các thành viên trong gia đình. Bởi cha mẹ luôn không tôn trọng và cho rằng bạn kém cỏi. Không chấp nhận những nỗ lực của bạn mà luôn so sánh với người khác. Trong khi đó các bạn – những người học thì luôn cảm thấy bị oan ức. Cho rằng cha mẹ không thương mình, cảm thấy vô cùng áp lực và mệt mỏi khi về tới nhà. Những tranh cãi thường xuyên xảy ra chỉ xoay quanh vấn đề học tập và điểm số khiến không khí gia đình luôn căng thẳng. 

Áp lực học tập làm tăng nguy cơ gặp vấn đề về tâm lý

Đây là một trong những hệ lụy cực kỳ nguy hiểm. Việc học tập áp lực, thiếu ngủ khiến sinh viên bị stress nặng. Ngoài ra, tâm trí lúc nào cũng “căng như dây đàn” do không được ngủ đủ. Những căng thẳng này nếu không sớm được giải tỏa thì sẽ rất dễ dẫn tới trầm cảm. thêm nữa là rối loạn lo âu hoặc rất nhiều các vấn đề tâm lý khác.

Một số thực trạng hiện nay mà ta có thể thấy, nhiều vụ tự tử đến từ các bạn sinh viên. Vì quá áp lực học tập, cũng như ở cái tuổi sớm phải bước vào đời. Đi học, có điểm cao, ra trường và rồi có được công viêc tốt mà sinh viên nào cũng muốn. Vì vậy, khi thành tích không tốt, tâm trạng của các bạn có thể trở nên buồn rầu, áp lực tăng cao.

Một số bạn không nghĩ đến việc tự tử thì có xu hướng tự làm đau bản thân để giải tỏa cảm xúc. Chẳng hạn như rạch tay, bứt tóc hay đập đầu vào tường, hơn thế là tìm đến những chất kích thích không tốt.

Giải pháp giảm áp lực học tập cho sinh viên

Chắn hẳn với những thông tin về tình hình áp lực học tập hiện nay, các bạn sinh viên cũng như bậc phụ huynh hiểu hơn phần nào về sự nguy hiểm nó mang lại.  Sau đây là những cách giảm áp lực học tập nên áp dụng:

Sinh hoạt

  • Nên chia sẻ những niềm khó khăn trong học tập với thầy cô, gia đình hay các bạn bè thân thiết. Việc chia sẽ cũng phần nào làm giảm được sự bức bối trong lòng. Ngủ đủ giấc. Giấc ngủ rất quan trọng với con người ta. Việc thiếu ngủ sẽ có rất nhiều tác hại cho sức khoẻ, gây mất tập trung khi học.
  • Luyện tập thể dục đều đặn. Để học tốt thì trước tiên phải có sức khoẻ tốt. Bạn có thể tìm tập các thể dục, yoga đơn giản trên mạng. Chạy bộ, đạp xe hoặc các hoặt động thể thao cùng bạn bè.
  • Ăn uống dinh dưỡng, đều độ. “Có thực mới vật được đạo”, hãy khoẻ mạnh từ trong ra ngoài, nạp dinh dưỡng để sức khoẻ cũng như thần trí ổn định.

Giải quyết vấn đề

  • Đặt mục tiêu phù hợp với năng lực của mình. Học tập phải có mục tiêu phù hợp với năng lực và khả năng của bản thân. Đừng cố gắng để đạt được mục tiêu quá cao so với năng lực. Nó sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực học tập nặng hơn.
  • Các chuyên gia tại IVN Talent và công nghệ Diagnosis Hub tại đây sẽ trò chuyện và cho bạn biết hướng đi rõ ràng. Những bạn học đang gặp phải áp lực trong học tập luôn muốn có người thấu hiểu và đưa ra những lời khuyên hữu ích. Hơn hết, bạn cũng có thể tìm ra được thế mạnh cũng như điểm yếu của bản thân. Phát triển, khắc phục và có được phương pháp học tập tốt, giảm áp lực trong học tập cho bạn. Thông qua các bài kiểm tra đánh giá tại IVN Talent, bạn sẽ nhận diện và thấu hiểu bản thân tốt hơn.

Xem thêm: Trắc nghiệm Tính Cách

BÀI LIÊN QUAN

Trẻ 16 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc

adminTLA

Vấn đề lười biếng ở sinh viên hiện nay.

Hà Dung

Trắc nghiệm chọn nghề phù hợp Định Hướng trong tương lai

adminTLA