Cha mẹ vô tình nguyên nhân con trẻ bị trầm cảm
Áp lực từ gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến mặt tâm lí của con trẻ. Đặc biệt, là đối với các con đang chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì. Những áp lực quá mức ngày càng leo than sẽ lâu ngày khiến trẻ dẫn đến trầm cảm.Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến nguy cơ trầm cảm ở trẻ. Tác động từ phía gia đình:
Cha mẹ thờ ơ, không quan tâm đến con cái.
Xã hội ngày càng phát triển, thời đại 4.0 đang khiến cho sự gắn kết gia đình ngày càng mong manh. Nhiều bậc cha mẹ bận rộn với công việc. Hay một số khác thì mải mê với các trang mạng xã hội. Không còn để ý đến con cái của họ nữa. Khong còn dành nhiều thời gian để tâm sự, trò chuyện cùng với con. Đôi khi họ còn quên đi những cảm xúc của con. Và có thể phớt lờ đi tình cảm mà con cái dành cho mình.
Chính sự thờ ơ đấy của cha mẹ đã khiến cho trẻ dễ bị trầm cảm. Đó chính là áp lực gia đình mà con trẻ phải gánh chịu. Điều này khiến cho khoảng cách giữa cha mẹ và con ngày càng lớn. Càng bị nới rộng ra và không tìm thấy sự liên kết bên trong đấy nữa. Từ đó khiến cho trẻ trở nên biệt lập. Và cảm thấy cô đơn trong chính căn nhà của bản thân mình.
Ngoài ra, còn có một số cha mẹ vì chịu quá nhiều áp lực từ công việc, cuộc sống. Họ không kiểm soát được cảm xúc của mình. Để rồi từ đó làm chính con trẻ tổn thương. Bởi những lời nói khó nghe, thường xuyên cáu gắt, tức giận, trách mắng con cái vô cớ. Áp lực này gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý của trẻ. Khiến cho trẻ sợ hãi, lo lắng và không muốn đối diện với cha mẹ của mình. Về lâu dài trẻ có thể phát triển các hội chứng trầm hay các bệnh về tâm lí khác.
Cha mẹ đánh giá thấp khả năng của con
Trên thực tế, sự đánh giá từ cha mẹ và người thân trong gia đình rất quan trọng. Bởi nó là yếu tố giúp cho trẻ nhận biết được giá trị của bản thân mình nằm ở đâu. Việc cha mẹ thường xuyên đánh giá khả năng của trẻ. Như ý phủ nhận mọi sự cố gắng cũng như nỗ lực của con. Thì có thể khiến con trẻ bị áp lực. Chính điều này cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Sự đánh giá thấp con cái của cha mẹ còn thể hiện thông qua các câu nói trách mắng. Hay sự thiếu tin tưởng từ cha mẹ dành cho con cái. Điều này dần sẽ khiến con trẻ bị tổn thương và dần mất niềm tin vào bản thân. Con sẽ dần thu mình lại, sống khép kín và nội tâm hơn. Con dần sẽ có xu hướng thích ở một mình và cố gắng chịu áp lực, căng thẳng.
Ngoài ra, khi trẻ gặp rắc rối. Không ít phụ huynh cảm thấy phiền phức, đổ lại tại con, nhạo báng. Thay vì sẽ động viên con thì họ lại chọn cách làm như vậy. Điều này sẽ khiến cho lòng tự trọng của trẻ bị hạ thấp. Lâu dần trẻ sẽ không có đủ tự tin để làm bất cứ việc gì. Hệ quả cuối cùng là trẻ rơi vào bế tắc và trầm cảm.
Kỳ vọng quá lớn từ cha mẹ.
Sự kỳ vọng quá cao từ phía gia đình cũng phần nào gây ra áp lực cho các em. Khiến trẻ phải chịu đựng nhiều tổn thương. Trẻ thường phải học hành quá nhiều, chạy đua với từng con số để giành điểm cao trong các kỳ kiểm tra, thi cử.
Mục tiêu và kỳ vọng cha mẹ đặt ra quá lớn vượt quá khả năng của con. Có thể khiến con trẻ bị căng thẳng, lo lắng quá mức. Lâu dần hình thành chứng trầm cảm. Đặc biệt là đối với những đứa trẻ đã rất nỗ lực cố gắng hết mình. Nhưng vẫn không đạt được như kỳ vọng ban đầu cha mẹ đưa ra.
Thiếu sự đồng cảm, chia sẻ và lắng nghe
Nguy cơ trẻ mắc chứng trầm cảm nặng vì gia đình đang có xu hướng tăng nhanh. Và có có rất nhiều vụ trầm cảm để lại nhiều hậu quả đáng tiếc nuốt. Bởi nguyên do chính cũng là do thiếu sự đồng cảm chia sẻ, lắng nghe, đồng cảm từ cha mẹ.
Đặc biệt là đối với trẻ em. Đây là độ tuổi cần được nhiều sự quan tâm, săn sóc từ cha mẹ. Cần được thấu hiểu và lắng nghe. Cần trình bày nguyện vọng cũng như muốn được nói lên ý kiến của bản thân mình.
Đặc biệt là đối với con con khi đang chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì. Nhu cầu kết bạn, yêu đương cũng như hình thành nhiều sở thích cá nhân hơn. Chính các mối quan hệ của các con cũng được cho là một vấn đề có thể gây ra áp lực khiến cho trẻ bị tổn thương về mặt tinh thần.
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lại không đồng cảm và lắng nghe con chia sẻ ước muốn của mình. Họ cảm thấy chuyện lắng nghe con và thấu hiểu con là phiền phức. Thậm chí không ít phụ huynh còn phản đối dữ dội khi phát hiện ra chuyện yêu đương của con cái. Từ đó dẫn đến kiểm soát con quá mức, làm gia tăng áp lực và khiến con rơi vào trầm cảm.
Xem thêm: Công nghệ Thấu Hiểu Bản Thân
Bị bạo hành, đánh đập
Người xưa thường quan niệm “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Vì lý do đó mà một số phụ huynh dùng đòn roi hay hành vi bạo lực để dạy dỗ con cái. Thực tế cho thấy rằng, những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ la mắng, bạo hành, hay đánh đập. Thường sẽ có nguy cơ mắc chứng trầm cảm nhiều hơn so với người thường.
Trẻ có thể bị ảnh hưởng đến tâm lí nặng. Và lâu ngày phát triển thành trầm cảm. Nếu như cha mẹ không kịp thời quan tâm và lắng nghe con có thể sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không lường trước được.
Trẻ có thể bị ảnh hưởng tâm lý và phát triển chứng trầm cảm nếu cha mẹ thường xuyên đánh đập, bạo hành. Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương. Bởi các em có hiểu biết còn hạn chế về quyền của chính mình nên không lên tiếng hay tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị bạo hành, đánh đập. Sự bạo hành thường xuyên xảy ra khiến các em phải chịu nhiều áp lực, lo lắng, sợ hãi và rơi vào trạng thái trầm cảm.
Xem thêm: 8 Nhóm Tính Cách Tiêu Biểu Trong Trắc Nghiệm Tính Cách