Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị quy định rõ trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình việc cha mẹ ép con học quá nhiều là hành vi bạo lực gia đình. Nhưng ở chiều ngược lại, nhiều phụ huynh lại bày tỏ ngành giáo dục cũng cần thay đổi, đừng chạy theo thành tích, điểm số, gây áp lực cho cả phụ huynh và học sinh.
1. Như thế nào gọi là học quá nhiều?
Là học tập trong một khoảng thời gian dài. Các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng việc học nhiều sẽ giỏi. Vì thế, nhiều phụ huynh thường ép con học đến 2-3 giờ sáng.
Bên cạnh việc cho con học ở trường, phụ huynh con cho con đi học thêm. Ở Việt Nam, việc đi học ngoài luồng này gọi là “học phụ đạo, học thêm”. Trên trường con trẻ đã phải học cả 4-5 tiếng đồng hồ. Đặc biệt là đối với các bạn học sinh cấp 3, số giờ học có thể là lên đến 8 tiếng/ ngày. Khi con vừa về đến nhà, lại phải xách cặp đi học thêm nữa.
Việc ép con học quá nhiều, học theo ý muốn của phụ huynh. Có thể được xem là một loại bạo lực gia đình. Ở đây là về trên mặt tinh thần.
2. Thực trạng cho việc học quá nhiều
Hiện nay tình trạng cho con học quá nhiều đang ngày càng gia tăng. Mới đây, báo chí Việt Nam đưa tin “một nam sinh cấp 3 tại Hà Nội nhảy từ tầng 28 của một tòa chung cư vì áp lực học tập”…và nhiều hơn thế nữa. Việc cho trẻ học quá nhiều không chỉ còn là gây hại về mặt tinh thần nữa. Thậm chí là nó đáng báo động khi có thể giết chết một người.
Cha mẹ ép con học quá nhiều hoặc lăng nhục, chửi mắng có thể liệt kê về bạo lực tinh thần. Những sự thúc ép từ cha mẹ, sự kỳ vọng từ cha mẹ. Lâu ngày có thể dẫn đến căng thẳng tâm lý, gây áp lực đối với trẻ. Lâu dần gây ra những hậu quả không đáng có.
Theo thống kê tại Việt Nam, thì có khoảng 80% học sinh đang chịu áp lực về mặt học tập. Đặc biệt đa số là đối với các bạn học sinh cấp 3.
Xem thêm: Công nghệ Thấu Hiểu Bản Thân
3. Hậu quả khi ép trẻ học quá nhiều
-
Gây ra các bệnh về mắt
Học quá nhiều trong một khoảng thời gian dài có thể gây ra các bệnh về mắt như: “cận thị, viễn thị, loạn thị”.
Phần lớn các bạn đều bị cận thì vì thường học quá nhiều. Trẻ thường ít chú ý hoặc không có thời gian để ý đến việc bảo vệ và chăm sóc đôi mắt.
Nguyên nhân chính khiến trẻ bị bệnh về mặt thường là mải mê học tập không chú ý về mắt.
-
Giảm sức khỏe của trẻ
Vì mải mê học tập mà trẻ thường quên mất việc ăn uống, chăm sóc bản thân. Thường vì học quá nhiều mà không có thời gian vận động cơ thể. Xảy ra nhiều trường hợp như kiệt sức, ngất xỉu và phải nhập viện vì thiếu chất…Về lâu dài, giảm sức đề kháng của trẻ. Khiến cơ thể của con trở nên nhạy cảm và yếu hơn.
-
Stress
Stress là điều không tránh khỏi đối với những bạn phải thường xuyên vùi đầu vào sách vở. Hằng ngày chỉ tiếp xúc với con chữ, con số không có thời gian thư giản. Khiến tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng, căng thẳng. Ảnh hưởng của việc này là khiến học tập giảm sức. Nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể là tính mạng của con trẻ.
-
Gia tăng các bệnh về mặt tâm lí
Khi trí não hoạt động liên tục không được nghỉ ngơi, tâm lý thường dễ bị rối loạn. Gây ra nhiều bệnh về tâm lí như: rối loạn lo âu, trầm cảm…
Trong đó trầm cảm là bệnh lí mà hầu hết các bạn mắc phải. Đặc biệt là đối với các bạn cuối cấp khi chuẩn bị bước vào kì thi tốt nghiệp. Áp lực từ mọi thứ xung quanh đè nặng lên tâm trí của các bạn. Do đó dẫn đến nhiều việc không mong muốn xảy ra.
4. Học thế nào là hợp lí cho trẻ
-
Cho trẻ học tập trong một khoảng thời gian nhất định
Cần để con có không gian học tập thoải mái, không gò bó bắt buộc. Nên có thời gian nghĩ ngơi cho trẻ. Khiến khích trẻ tập thể dục, thể thao để rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
-
Để con tự học
Các bậc phụ huynh thường có suy nghĩ phải có mình thúc ép thì con mới học được. Nhưng cần cho con tự học, vì việc học cũng là của con. Để cho con có thể tự lập kế hoạch học tập. Cha mẹ có thể quan sát bảng kế hoạch học tập đấy của con.
Dành nhiều thời gian quan tâm đến việc học của con, xem con có đàn gặp áp lực hay khó khăn gì trong việc học. Thay vì la mắng, chửi rủa thì động viên và đưa ra lời khuyên cho con là điều mà các bậc phụ huynh nên làm.
Xem thêm: Trắc nghiệm Khí Chất