1. Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là tình trạng rối loạn tâm lí tâm lí phổ biến, thường bắt gặp ở người trẻ. Bệnh lý này gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lí của người bệnh. Đặc biệt đối tượng mắc bệnh trầm cảm hiện nay hầu hết là các bạn học sinh.
Tình trạng này xuất hiện đáng kể thường là khi các em bước vào giai đoạn thi cử, đối mặt với nhiều áp lực đến từ học tập, bạn bè, gia đình và xã hội. Theo thống kê, trầm cảm ở học sinh đang có dấu hiệu tăng nhanh, gây ra nhiều hậu quả tiềm ẩn nghiêm trọng không lường trước được.
Vì vậy, cần phát hiện sớm các triệu chứng bệnh kịp thời để có những biện pháp khắc phục, can thiệp kịp thời tránh để lại những hậu quả đáng tiếc không mong muốn xảy ra.
2. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm học đường
-
Áp lực học tập:
Bài kiểm tra, thi cử quá nhiều dẫn đến áp lực về mặt điểm số, thành tích. Các em phải học bài trong thời gian dài, đối mặt với nhiều bài kiểm tra khó nhằn dẫn đến việc stress trong học tập.
-
Thiếu sự quan tâm từ gia đình:
Gia đình không động viên con trẻ, áp đặt con trẻ chạy theo thành tích, điểm số, bắt buộc con phải học thêm môn này, môn kia cho bằng bạn, bằng bè.
-
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh:
Xã hội ngày càng phát triển, có thêm nhiều cơ hội để tiếp xúc với cuộc sống ngoài kia. Tuy nhiên, không phải bạn trẻ nào cũng lựa cho mình một con đường đúng đắn, cùng với đó là các em đang trong độ tuổi dậy thì nên dễ bị dẫn dắt theo con đường tệ nạn xã hội, nếu gia đình không kịp thời phát hiện và ngăn chặn thì các em sẽ dần dần hình thành cho mình một thói quen không tốt.
-
Áp lực đồng trang lứa:
Khi ngoài kia có quá nhiều bạn cùng đội tuổi với các em, đạt được nhiều thành tích, điểm số cao, chính những điều này cũng đã tự tạo ra một áp lực vô hình trong chính các em, khiến các em tự ti về chính mình, nghĩ rằng mình không giỏi bằng người khác.
-
Bạo lực học đường:
Bạo lực học đường là hành vi đánh đập, bị bạn bè bắt nạt có thể là về mặt thể xác hoặc bị công kích về mặt tinh thần. Nếu gia đình và nhà trường không kịp thời can ngăn có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
-
Một số nguyên nhân khác:
Ngoài những nguyên nhân trên, còn có nhiều lí do khác dẫn đến việc trầm cảm học đường như: do di truyền; do bị căng thẳng, áp lực trong thời gian dài không kịp điều trị; đang trong độ tuổi dậy thì; đối tượng học sinh là LGBT…
3. Dấu hiệu trầm cảm
Xem thêm: Công nghệ Thấu Hiểu Bản Thân
Về mặt tinh thần
- Luôn cảm thấy chán nản, lo âu, buồn rầu…
- Cảm thấy mất phương hướng cho tương lai, dự định sau này.
- Cảm thấy tự ti, thất vọng về chính bản thân mình.
- Không yêu đời, lạc quan như trước.
- Hay suy nghĩ bi quan về cuộc sống xung quanh.
- Suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực đi, thậm chí nghĩ đến cái chết.
- Có xu hướng tự cô lập chính bản thân mình, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.
Về mặt thể chất
- Rối loạn lo âu, thiếu ngủ, mất ngủ.
- Cảm thấy ể oải, chán nản, mệt mỏi, đau đầu.
- Thường cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng và bỏ bữa.
- Lười vận động hoặc vận động chậm chạp không minh mẫn như trước
4. Hậu quả của trầm cảm học đường
-
Học tập sa sút:
Trầm cảm trong một thời gian quá lâu, stress trong quá nhiều việc xung quanh sẽ khiến các em không còn hứng thú trong việc học, tìm tòi và khám phá mọi thứ xung quanh, dẫn đến việc thành tích học tập cũng ngày càng bị giảm sút.
-
Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh:
Khi bị trầm cảm, các em có xu hướng tự cô lập chính mình, chính điều này dẫn đến việc các mối quan hệ với bạn bè, mọi người xung quanh cũng dần mất đi không được như trước.
-
Dẫn đến nguy cơ tử vong:
Căng thẳng trong một thời gian quá lâu, chịu quá nhiều áp lực từ mọi thứ xung quanh, thiếu đi sự quan tâm từ gia đình và mọi người, khiến các em ngày càng thu nhỏ mình lại trong chiếc vòng tròn của bản thân, về lâu về dài làm các em trở nên ngột ngạt, không chịu đựng được nữa, dẫn đến có nhiều suy nghĩ không hay như việc lựa chọn cái chết làm cách giải quyết.
5. Khắc phục trầm cảm ở học sinh hiện nay
-
Gia đình và nhà trường cần nên quan tâm đến các em nhiều hơn:
Cần để ý và quan tâm, chăm sóc đến con em của mình, trở thành người bạn để lắng nghe cũng như thấu hiểu con trẻ cần gì, muốn gì, và gặp khó khăn gì trong cuộc sống. Lắng nghe con trẻ, không nên áp đặt suy nghĩ của bản thân lên con em của mình.
-
Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời:
Cần tham gia, trải nghiệm thêm nhiều về các hoạt động xã hội bên ngoài, điều này sẽ giúp các em trở nên thoải mái hơn trong cuộc sống, không bị tù túng và khó chịu, trở nên yêu đời và có thể mở rộng được thêm nhiều mối quan hệ, học thêm nhiều kĩ năng sống ngoài kia.
-
Lên kế hoạch học tập cụ thể:
Các em cần đề ra cho mình một kế hoạch học tập cụ thể, cần biết mình sẽ phải học những gì, học vào giờ gì, học như thế nào cho hợp lí, không nên chờ đến thi cử mới học, chờ sát giờ mới bắt đầu chạy bài.
-
Có chế độ sinh hoạt hợp lí:
Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng ăn uống sao cho hợp lí, kết hợp với đó là luyện tập thể dục, thể thao sẽ giúp bản thân trở nên khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng.
Xem thêm: Trắc nghiệm Tính Cách