MENTORING

Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái xuất hiện do đâu?(P2)

Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái xuất hiện do đâu? (p2)

Cũng chính vì sự khác biệt quá lớn về thế hệ giữa đôi bên. Cũng là lý do cốt lõi tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.

7.Thể hiện uy quyền với con.

 

Khi con còn nhỏ, phụ huynh thường dùng uy quyền để răn đe và dạy con nhỏ. Chính cách giảng dạy này làm cho con trẻ bị giới hạn tầm nhìn. Khiến thế giới của con bị hạn chế, cảm thấy bản thân có lỗi và ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ.

Tuy nhiên, khi con bước vào giai đoạn trưởng thành. Con cái luôn muốn được đối xử như một người lớn chứ không phải trẻ con. Do vậy, việc bố mẹ thể hiện uy quyền với con trong cách giảng dạy không khiến trẻ tốt hơn. Khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ngột ngạt và dần xa cách với gia đình của mình. Thậm chí với cách giáo dục này, sẽ khiến con hình thành tâm lí thù địch. Khiến con chống đối với bố mẹ.

8.Khác biệt về định hướng tương lai.

 

Sự khác biệt về khoảng cách thế hệ ảnh hướng đến nhiều định hướng tương lai của con. Khi con còn nhỏ, những lời cha mẹ nói đều bắt buộc con phải nghe theo. Lúc đó con chưa đủ khả năng để quyết định một vấn đề nào đó. Nên con trẻ dễ dàng bị thuyết phục và nghe theo lời sắp xếp của bố mẹ.

Tuy nhiên, khi con trẻ trưởng thành và có suy nghĩ riêng của bản thân. Con trẻ luôn muốn tự quyết định và đưa ra lựa chọn cho cuộc sống của mình. Phụ huynh khi thấy sự thay đổi này của con. Nghĩ rằng: “con trẻ đang bắt đầu hư hỏng, nghe theo lời xúi dục từ bạn bè”.

Ở độ tuổi này, con đã xác định được việc mình thích gì và muốn làm gì. Do vậy, con trẻ muốn học thêm những lớp để phát triển năng lực của bản thân. Nhưng trong suy nghĩ của bố mẹ, con luôn còn nhỏ, chưa ý thức được quyết định của mình. Vì vậy, phản ứng chung của những phụ huynh là cấm cản và ép buộc con. Bắt con phải nghe theo ý của cha mẹ, đáp ứng những mong muốn mà cha mẹ kỳ vọng.

Khác biệt về định hướng tương lai sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Có nhiều bậc phụ huynh thậm chí còn đe doạ không chu cấp tiền bạc. Khi con không thực hiện theo kế hoạch của cha mẹ.

Xem thêm: Công nghệ Thấu Hiểu Bản Thân 

9.Không giữ lời hứa với con

Cha mẹ thường đưa ra nhiều lời hứa hẹn để con có động lực để cố gắng học tập. Tuy nhiên, việc bố mẹ thất hứa quá nhiều vì bận công việc. Hoặc cho rằng con sẽ quên đi lời hứa đấy. Nhưng thực tế, con nhỏ luôn nhớ rất kĩ những lời nói và hứa hẹn của bố mẹ.

Nếu như tình trạng này thường xuyên lặp đi, lặp lại. Con trẻ sẽ dần không tin tưởng cha mẹ của mình. Con sẽ bắt đầu hình thành tâm lý xa cách và không muốn chia sẻ với cha mẹ nữa. Sẽ không cố gắng thực hiện nguyện vọng mà phụ huynh mong muốn nữa. Cảm thấy chán nản và thiếu động lực để cố gắng. Bởi trẻ sẽ cho rằng cha mẹ rồi sẽ tiếp tục hứa và quên lời hứa đó đi.

Ngoài ra với cách giáo dục này của bố mẹ. Sẽ khiến con trẻ hình thành nhiều thói quen xấu. Đặc biệt là trong lời nói, con sẽ bắt đầu xuất hiện những lời “nói dối”. Hình thành một thói quen xấu là thất hứa và thiếu trách nhiệm trong lời nói. Dần dần khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa nhau hơn.

10. Cha mẹ không nghĩ đến cảm xúc của con.

Phụ huynh có thói quen là hay trách móc và chì chiết con cái khi con làm sai việc gì đó. Chính những lời nói và hành động vô tình đấy có thể khiến trẻ bị tổn thương. Nhiều bậc phụ huynh có thể vô tình trở thành cha mẹ độc hại mà không hề hay biết. Với những cảm xúc tiêu cực, Phụ huynh có thể làm con bị tổn thương bằng lời nói cực đoan.

Có thể trong mắt cha mẹ những lời nói đấy là bình thường. Nhưng trong tâm thức của các con, các con cho rằng vì mình không tốt nên cha mẹ mới vậy. Con trẻ rất nhạy cảm với nhiều vấn đề, dù là đơn giản. Vì vậy, trước khi la mắng, cha mẹ nên nghĩ đến việc sẽ làm tổn thương con hay không. Những câu nói nặng nề sẽ khiến tình cảm gia đình bị rạn nứt. Khoảng cách giữa phụ huynh và con cái cũng từ đó ngày càng lớn hơn.

11.Thiên vị giữa con cái với nhau.

Với con cái, cha mẹ cần nên đối xử công bằng với nhau. Việc đối xử công bằng sẽ khiến con cảm thấy được tôn trọng và yêu thương trong gia đình mình. Ngược lại, khi bị đối xử bất công sẽ là lý do tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và các con.

Thái độ thiên vị của phụ huynh sẽ khiến con cảm thấy bị chèn ép, ngột ngạt. Về lâu dài con trẻ sẽ tự thu mình lại và ngại chia sẻ những vấn đề cho phụ huynh. Hơn nữa việc thiên vị sẽ khiến con hình thành sự hống hách và đố kị. Vì vậy, phụ huynh không nên thiên vị các con. Cần đối xử công bằng giữa các con với nhau. Điều chỉnh kịp thời những hành vi thiên vị giữa con cái. Như vậy sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái với nhau.

Xem thêm: Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái xuất hiện do đâu?

BÀI LIÊN QUAN

Cách học sinh cấp 3 chọn ngành nghề phù hợp với tính cách

adminTLA

Đừng dạy con bằng “đòn roi”

adminTLA

Dạy bé sơ sinh 0-1 tháng tuổi: 7 hoạt động đầu đời

adminTLA

Leave a Comment