Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái xuất hiện do đâu? (P1)
Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái xuất hiện từ nhiều nguyên do khác nhau. Trong đó, nguyên nhân cốt yếu là do sự khác biệt thế hệ.
Sau đây là một số lý do xuất hiện khoảng cách giữa cha mẹ và con cái:
1.Do áp đặt và kiểm soát con quá mức.
Mỗi một gia đình đều có cách lựa chọn giáo dục khác nhau. Nhưng phần lớn các bậc phụ huynh ở Việt Nam đều giáo dục con cái theo kiểm soát. Cách giáo dục này bắt nguồn từ lâu đời do quan niệm thời xa xưa. Với quan niệm này, cha mẹ được cho là có quyền quyết định mọi thứ của con.Từ trường học, ngành học, bạn bè, định hướng tương lai sau này. Thậm chí là cả việc kết hôn của con.
Tuy xã hội ngày nay đã có nhiều phát triển. Nhưng tư duy từ quan niệm xa xưa đã ăn sâu vào trong tiềm thức phụ huynh. Do đó, có nhiều bậc phụ huynh áp đặt và kiểm soát con quá đà. Khiến con cảm thấy bị ngột ngạt, tù túng, không được tôn trọng.Dần dần sẽ hình thành khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Trẻ sẽ có xu hướng ít chia sẻ và sống khép kín mình lại.
2.Đối xử bất bình đẳng giữa các con.
Đối xử không công bằng giữa các con cũng là nguyên nhân xuất hiện khoảng cách. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý đối xử công bằng giữa các con với nhau.Việc đối xử công bằng, con sẽ cảm thấy được nâng cao lòng tự trọng. Con sẽ biết cách yêu thương và chia sẻ với nhau.
Ngược lại, nếu bị đối xử bất công, trẻ sẽ giữ tâm lý hằn học, ấm ức…Tình trạng này kéo dài sẽ khiến con cái và bố mẹ hình thành một khoảng cách vô hình.
Dù là giáo dục bằng bất cứ phương pháp nào. Thì việc đối xử công bằng giữa các con là nguyên tắc cơ bản mà cha mẹ nên biết. Đồng thời, gia đình cần biết khéo léo quan tâm và chăm sóc các con. Cho các con cảm nhận được tình yêu thương và chở che từ bố mẹ.Tránh việc con có cảm giác không được yêu thương bằng anh chị khác trong nhà.
Các con còn trẻ và nhỏ nên chưa hiểu hết được tâm tư, suy nghĩ của bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ cần nên thể hiện sự công bằng và yêu thương rõ. Để con cái có thể cảm nhận được.
3.Hay ngừng so sánh với con nhà người ta.
Việc thường xuyên so sánh con với người khác sẽ khiến con bị tổn thương.Thói quen so sánh này thường xuất hiện từ sự kỳ vọng quá lớn từ cha mẹ. Biết rằng, tâm lí phụ huynh đều mong con em mình đạt được thành công. Mong con mình có những thành tích vượt trội, giỏi giang hơn người. Nhưng khi sự kỳ vọng quá lớn sẽ khiến con cảm thấy bị ép bức và căng thẳng.
Khi sự kỳ vọng con thật nhiều. Nhưng khả năng con không được như thế. Sẽ khiến bố mẹ dễ thất vọng và so sánh con với người khác.Chính vì lẽ đó, bố mẹ cần hiểu được năng lực của con. Bố mẹ cần hiểu được rằng, năng lực của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, cha mẹ cần nên nhìn nhận vào những cố gắng của con thay vì trách móc. Hay là so sánh con với người khác.
Với phụ huynh, việc so sánh con cái với nhà người ta. Nghĩ rằng là sẽ giúp con có động lực để cố gắng. Tuy nhiên, cha mẹ không biết được rằng, việc so sánh như vậy khiến con không thoải mái. Mỗi khi cha mẹ so sánh – con cái sẽ bị tổn thương. Đặc biệt là khi cha mẹ trách con bằng những từ ngữ nặng nề.
Xem thêm: Công nghệ Thấu Hiểu Bản Thân
4.Không dành thời gian cho con.
Mối quan hệ giữa bố mẹ và con chỉ phát triển khi cha mẹ dành nhiều thời gian bên cạnh con. Hiện nay, có rất nhiều trẻ phải tự lập từ rất sớm vì cha mẹ bận rộn.Thiếu vắng đi sự quan tâm và chăm sóc từ bố mẹ sẽ khiến mối quan hệ trở nên tệ. Khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng lớn.
Lúc này trẻ sẽ có xu hướng thu mình lại, tự giải quyết các vấn để. Ít tâm sự và chia sẻ với người nhà trong mọi vấn đề.Ở trong giai đoạn mới lớn, tâm lý của trẻ thường sẽ thất thường. Trẻ cần được lắng nghe và thấu hiểu.
Nếu như cha mẹ không ở bên cạnh trẻ lúc này. Trẻ sẽ chỉ đối mặt với vấn đề một mình.Ít dành thời gian cho con, cha mẹ cũng khó có thể thấu hiểu được con cái của mình.Do vậy, dù bận rộn tới đâu, cha mẹ cần nên dành ít thời gian để bên cạnh con. Để con cảm nhận được sự yêu thương và ấm áp từ gia đình.
5.Thiếu sự chia sẻ và yêu thương từ cha mẹ.
Việc phụ huynh không thấu hiểu được con cái cũng là lý do tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Như các mối quan hệ khác, quan hệ giữa phụ huynh và con cái chỉ trở nên thân thiết khi có sự thấu hiểu.
Ngoài ra, khoảng cách thế hệ càng khiến cho cả hai không hiểu nhau. Dẫn đến nhiều mâu thuẫn không đáng có. Thực tế, việc cách biệt thế hệ là điều không tránh khỏi trong các gia đình.
Nếu như khéo léo trong cư xử, mọi vấn đề đều sẽ được giải quyết. Trẻ đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Do đó nên có nhiều vấn đề chưa thể nhìn nhận và giải quyết được.
Vì vậy, trong trường hợp này. Đòi hỏi bố mẹ phải lắng nghe và thấu hiểu con sâu sắc hơn. Giúp con trở nên hoàn thiện và tốt hơn. Tuy vậy, hầu hết các cha mẹ Việt không thể thấu hiểu con cái theo cách đúng đắn. Bởi việc mà cha mẹ quan tâm chính là điểm số và thành tích của con.
Ở độ tuổi dậy thì trở đi, nhu cầu của con không chỉ là về vật chất mà cả tinh thần. Nếu như bố mẹ không thể thấu hiểu và chia sẻ với con điều trên. Lâu dần, khoảng cách sẽ dần hình thành và trở nên sâu sắc hơn theo thời gian.
6.Can thiệp sâu vào cuộc sống của con.
Khi các con còn nhỏ, phụ huynh hay quyết định mọi thứ của con. Lúc đấy là khi con chưa có đủ năng lực để đưa ra lựa chọn. Còn khi con trẻ đã khôn lớn, con luôn muốn tự quyết định mọi thứ của mình. Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường của trẻ. Đây là dấu hiệu cho trẻ đang trong quá trình phát triển và định hướng tính cách.
Tuy vậy, bố mẹ lại cho điều này là xấu. Rằng con đang hư hỏng và học theo thói xấu từ bạn bè. Khi con bày tỏ nguyện vọng của mình trước khi ra quyết định. Không ít bậc phụ huynh nổi nóng và dùng uy quyền đe doạ con cái.
Việc can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con từ mọi việc. Sẽ khiến con cảm thấy không được tôn trọng và thoải mái. Vì vậy khi trẻ đưa ra một quyết định nào đó. Cha mẹ cần nên lắng nghe và chia sẻ cho con về vấn đề đó.