Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?
Trước tiên, chúng ta nên biết được khi làm thêm, sinh viên nhận được gì và mất gì. Bạn sẽ hiểu rõ hơn mục đích của mình và tìm ra công việc thích hợp. Vậy sinh viên có nên đi làm thêm hay không?
Công việc làm thêm phù hợp với sinh viên
Sinh viên đi làm thêm là một việc rất phổ biến. Bước vào ngưỡng Đại học, các bạn trẻ luôn muốn có cho mình những trải nghiệm và bài học thông qua việc làm thêm. Bên cạnh đó, các công vệc làm thêm cũng mang lại chút kinh phí để sinh viên trang trải.
Tuy vậy, không phải bạn sinh viên nào cũng may mắn có được một công việc như mong muốn. Hoặc đôi khi là công việc đó quá sức đối với bạn và khiến bạn mệt mỏi. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết đâu sẽ có công việc phù hợp với bạn.
Lợi ích mang lại nếu sinh viên đi làm thêm
+ Có thêm thu nhập:
Đây có lẽ là nguyên nhân đầu tiên thúc đẩy sinh viên muốn làm thêm. Ở Sinh viên luôn có nhiều khoản tiền phát sinh ngoài tiền học phí. Phí nhà trọ hàng tháng, phí sinh hoat, phí cung cấp cho việc học tập (mua sách, in bài, photo tài liệu, …), mua sắm đồ dùng cá nhân, … Chưa kể đến, với những bạn sinh viên sôi nổi tham gia các hoạt động, câu lạc bộ ở trường. Việc gặp gỡ bạn bè, sinh hoạt, … cũng phải tốn một khoản chi phí.
Có tiền trong tay, bạn có thể trang trải cho cuộc sống và các sở thích cá nhân mà không phải phụ thuộc vào gia đình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ giúp gia đình một phần nào đó về phần chu cấp.
Xem thêm: Công nghệ Thấu hiểu bản thân
+ Mở rộng các mối quan hệ xã hội:
Trong suốt 4 năm đại học, nếu không đi làm thêm thì tận đến khi ra trường, mối quan hệ của bạn chỉ xoay quanh một vài bạn học thân thiết mà thôi. Nhưng một khi đã đi làm, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều đối tượng mới. Đó có thể là khách hàng, tiền bối, đồng nghiệp và sếp. Chỉ cần giữ mối quan hệ tốt với những đối tượng này, chắc chắn họ sẽ giúp đỡ bạn ít nhiều trong tương lai.
+ Học cách trân trọng giá trị đồng tiền:
Nếu ở năm nhất được cha mẹ chu cấp 3 triệu/tháng, có thể bạn sẽ chẳng nghĩ ngợi gì khi bỏ ra 50K cho một cốc trà sữa full topping. Nhưng sau khi đi làm thêm với mức lương 15-20k/giờ, chỉ riêng việc mua một ly trà sữa thôi sẽ khiến bạn phải đắn đo. Việc quy đổi giá trị hàng hoá ra số giờ làm việc chính là tâm lý chung của tất cả những bạn đi làm thêm từ sớm. Ai rồi thì cũng phải trải qua thời điểm chi li tính toán như thế thôi. Điều đó cho thấy bạn đã học được cách trân trọng giá trị đồng tiền.
+ Thêm kỹ năng & kinh nghiệm làm việc:
Trong quá trình trải nghiệm các công việc làm thêm, bạn sẽ được va vấp và làm quen dần với môi trường làm việc thực tế. Đồng thời biết cách nâng cấp giá trị bản thân trong CV. Từ đó thể hiện phong thái tự tin khi tham gia phỏng vấn và deal lương. Đây đều là những kiến thức quý báu mà bạn không bao giờ được dạy ở trên trường.
Việc có nhiều kinh nghiệm làm việc sẽ khiến bạn tự tin hơn đối với xã hội. Làm thêm cũng giúp bạn phát triển và rèn luyện các kỹ năng mềm. Đó có thể là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quan sát, kỹ năng trình bày, kỹ năng quản lý thời gian, …
Tác hại của việc sinh viên đi làm thêm
Bên cạnh những lợi ích từ việc làm thêm của sinh viên. Các bạn cũng nên tìm hiểu thêm về tác hại của việc làm thêm để suy nghĩ thêm về việc làm thêm.
+Mất tập trung trong học tập:
Khi đã xác định đi làm thêm, chắc chắn thời gian dành cho việc học của bạn sẽ giảm xuống. Thường xuyên ngủ gà ngủ gật khi học trên trường. Nếu như bạn không thể cân đối thời gian hợp lý, rất có thể thành tích học tập sẽ phải đối mặt với tình trạng tụt dốc không phanh.
+Sức khoẻ giảm sút:
Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, biến chứng tim mạch là những vấn đề sức khoẻ mà bạn có thể gặp phải nếu thường xuyên làm thêm vào ca tối trong khoảng thời gian dài. Chưa kể là có một số công việc yêu cầu trực đêm thì việc thức trắng là đương nhiên. Như các bạn đã biết thì giấc ngủ có ảnh hướng rất lớn đến sức khoẻ chúng ta.