Áp lực gia đình đối với sinh viên
Khi con cái bước đến ngưỡng cửa cao đẳng, đại học. Ngoài việc mong con mình có thể học tập thật tốt, đạt được thành tích cao. Thì ngoài ra, cha mẹ luôn mong con cái mình đạt nhiều thành công trên con đường sự nghiệp. Thế nhưng đôi khi việc kỳ vọng quá nhiều sẽ tạo thành áp lực cho con trẻ. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những dấu hiệu cho thấy cha mẹ đang tạo áp lực cho con.
1.Một số dấu hiệu cho thấy cha mẹ đang tạo áp lực cho con
Quản lí thời gian của con quá mức

Lên đại học, con em của mình được tiếp xúc với một môi trường mới. Ở đây con sẽ được va chạm nhiều với xã hội, về cuộc sống ngoài kia.
Đây cũng là độ tuổi mà con trẻ muốn khám phá thêm nhiều sắc màu về cuộc sống. Muốn được tự do bay bổng, thực hiện những ước mơ riêng của bản thân. Cũng nhận thức được rằng mình đủ trưởng thành, đủ quyền công dân. Bởi thế cho nên, con cần được có một không gian riêng cho mình. Ở đây, con trẻ sẽ có được thoải mái và cuộc sống mình mong muốn.
Biết rằng phụ huynh sợ con em mình lạc đường, lỡ bước rơi vào tệ nạn xã hội. Nhưng khi đã trở thành một sinh viên, con trẻ sẽ tự có ý thức được rằng mình đã lớn. Việc của cha mẹ lúc này, là để ý con nhưng từ phía xa, xem con như thế nào, ra sao. Nên dành lời khuyên cho con thay vì là la mắng hay ngăn cấm con cái.
Không nên bó buộc về mặt giờ giấc cho con. Thay vào đó, là dạy con nên biết trân trọng thời gian, phân bổ thời gian sao cho hợp lí. Điều này sẽ giúp bản thân con được cảm thấy thoải mái, nhận được sự tôn trọng từ bố mẹ.
So sánh con với nhà người ta
Có thể dễ dàng nhận ra “con nhà người ta” là câu nói cửa miệng thường bắt gặp trong các cuộc hội thoại của các bậc phụ huynh. Cha mẹ thường có suy nghĩ, khi so sánh con mình với con người khác sẽ giúp con mình có thể tự cố gắng hơn. Nhưng suy nghĩ đó là hoàn toàn sai lầm. Câu nói tưởng chừng vô hại đấy thật chất là đang tạo áp lực lên cho con.
Ở lứa tuổi này, con trẻ cũng đã có những suy nghĩ riêng cho mình. Ai cũng có ước mơ, hoài bão, đam mê riêng cho mình. Không nên áp đặt suy nghĩ của mình vào con trẻ. Bởi khả năng của con đến đây cũng chỉ có con mới là người hiểu rõ nhất.
Việc thường xuyên so sánh con với người khác sẽ khiến con cảm thấy tự ti. Lâu ngày có thể dẫn đến việc bị trầm cảm, stress…Đây là lứa tuổi mà con có thể tự sức khoe cá tính riêng. Việc bị so sánh như thế sẽ khiến con trẻ cảm thấy mình không đủ năng lực.
Áp đặt, không lắng nghe ý kiến của con
Với cương vị là cha mẹ, ai cũng muốn con em mình có thể ngoan ngoãn nghe lời mình. Thực tế, việc cha mẹ định hướng cho con sẽ giúp con phát triển rất nhiều cho tương lai. Tuy nhiên, nếu áp đặt quá mức sẽ dẫn đến áp lực. Cũng bởi đôi lúc ước mơ của con lại khác xa những gì bố mẹ kỳ vọng. Đặc biệt, đối với các bạn sinh viên, khi va chạm nhiều với xã hội ngoài kia. Các bạn sẽ bắt đầu có những suy nghĩ khác, tìm ra những sở trường khác mạnh riêng cho mình.
Chính lẽ đó, cha mẹ cần nên lắng nghe và thấu hiểu con nhiều hơn. Thấy được con có những sự thay đổi gì cho tương lai của mình. Lắng nghe và đóng góp ý kiến để giúp con phát triển chính là cách tốt nhất mà cha mẹ nên làm. Các bậc phụ huynh nghĩ rằng con cái mình còn nhỏ, chưa có khả năng giải quyết vấn đề. Từ đó thường áp đặt suy nghĩ của mình lên con, điều này tốt, cha mẹ đã từng trải qua. Điều này đã làm cho con trẻ cảm thấy không được tôn trọng. Về lâu dài, khi đưa ra một quyết định nào đó con cũng sẽ thường bị đắn đo. Khiến trẻ không phát triển theo một cách toàn vẹn.
Xem thêm Công nghệ Thấu Hiểu Bản Thân
2.Hậu quả mà áp lực phụ huynh tạo ra

Từ những áp lực mà phụ huynh gây ra sẽ khiến con trẻ phải gánh chịu áp lực. Biết rằng những áp lực đấy là muốn quan tâm, che chở con. Nhưng việc đó đã vô tình tạo thành bức rào cản vô hình giữa cha mẹ và con cái. Nếu không sớm tháo lớp rào cản kia ra thì khoảng cách giữa cha mẹ và con ngày càng lớn. Trẻ sẽ dần tách biệt và không muốn tâm sự với người thân của mình.
Tạo khoảng cách giữa cha mẹ và con cái
Nếu như phụ huynh cứ liên tục mắng chửi, so sánh con mình với người ta. Sẽ khiến cho con có tâm lí sợ hãi, chán ghét bản thân và gia đình. Dần hình thành xu hướng độc lập, thu mình lại thành một. Che giấu đi những vấn đề mà bản thân đang gặp phải. Điều này sẽ khiến cho tình cảm giữa hai bên ngày càng rạng nứt. Đến khoảng thời gian nào đó, thì cha mẹ sẽ không còn biết được những suy nghĩ và tâm tư của con cái.
Nguy cơ mắc các bệnh về tâm lí
Áp lực từ việc học, việc tiền bạc, cộng thêm áp lực từ gia đình, bạn bè. lực này ngày càng liên tục dồn nén lên các em. Sẽ khiến các em ngày càng mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng về mọi thứ xung quanh. Khi kỳ vọng quá lớn từ phụ huynh sẽ khiến khi nhắc về việc học, con không còn hứng thú. Thậm chí là có xu hướng chán ghẻ việc học, không có dự định cho tương lai.
Ở lúc này, các bạn thường dễ nảy sinh cảm giác tiêu cực. Thậm chí gây ảnh hướng không tốt đến mặt tâm lí. Gây ra nhiều bệnh về tâm lí như: rối loạn lo âu, trầm cảm…Kèm theo đó là là rối loạn về ăn uống, mất ngủ, cơ thể suy nhược… Về lâu dài khiến trẻ có thể nảy sinh nhiều hành vi sai trái, hoặc rơi vào tệ nạn xã hội.
Xem thêm Trắc nghiệm Khí Chất