MENTORING

Gia Lai, song hành cùng đất nước

(GLO)- Ngày 24-5-2012, tỉnh Gia Lai tròn 80 năm thành lập. Đó cũng là 80 năm với vô số thăng trầm, biến động, đổi thay và phát triển để Gia Lai có được như hôm nay. Trao đổi với P.V Báo Gia Lai xung quanh hành trình lịch sử này, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Văn Chiến khẳng định:
 

– Từ xưa đến nay, khi nghiên cứu về Tây Nguyên, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới thường nhận định địa bàn này, trong đó có Gia Lai, vừa có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, vừa có điều kiện để phát triển kinh tế. Người Pháp, người Mỹ cũng đánh giá được vị trí quan trọng của vùng đất này và cho rằng đây là “mái nhà của bán đảo Đông Dương”.

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã tổ chức các đoàn thám sát quân sự để nghiên cứu trước khi xâm lược Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng như phái đoàn của Navelle (công sứ Bình Định), phái đoàn Pavie… Những tài liệu của các đoàn này đã làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch chiếm đóng Tây Nguyên.

Trong kháng chiến chống Pháp, Bắc bộ là chiến trường chính, nhưng Bắc Tây Nguyên cũng là một chiến trường quan trọng. Chiến thắng Bắc Tây Nguyên trong giai đoạn này đã buộc quân Pháp phải co cụm lại không ứng cứu được với chiến trường chính và chiến trường Bắc Tây Nguyên đã góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Đế quốc Mỹ ngay khi vào Việt Nam đã nắm bắt được vị trí chiến lược của Tây Nguyên và tập trung binh lực vào đây và Gia Lai trở thành trung tâm chỉ huy đầu não của quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn ở Tây Nguyên. Địa bàn Gia Lai cũng là một trong những chiến trường chính ở miền Nam.

– Theo ông, trong suốt 80 năm thành lập và xây dựng tỉnh Gia Lai, đâu là những cột mốc lịch sử nổi bật nhất?
 

Trong quá trình 80 năm thành lập, Gia Lai có nhiều cột mốc quan trọng. Tất nhiên đầu tiên phải kể đến sự kiện ngày 24-5-1932 khi chính quyền của Pháp ở Việt Nam tách đại lý Pleiku ra khỏi tỉnh Kon Tum (và ngày 9-8-1943 tách đại lý An Khê khỏi tỉnh Kon Tum để sáp nhập vào tỉnh Pleiku).

Mốc thứ hai là vào năm 1930 khi những người Cộng sản lên đồn điền Ia Púch (Bàu Cạn) và các đồn điền khác ở Gia Lai để tổ chức cho giai cấp công nhân ở đây đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản Pháp áp bức, bóc lột và dẫn dắt phong trào đấu tranh của công nhân từ tự phát đến tự giác rồi hòa chung vào phong trào đấu tranh chung của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Mốc thứ ba là cuộc khởi nghĩa thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám ở Gia Lai vào ngày 23-8-1945 đã tạo ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử xây dựng và bảo vệ quê hương của nhân dân các dân tộc Gia Lai và sau đó là sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Gia Lai mà tiền thân là chi bộ Tây Sơn vào tháng 10-1945.

Mốc lịch sử thứ tư là năm 1954, khi quân và dân Gia Lai đã cùng với quân dân cả nước giành thắng lợi sau 9 năm kháng chiến chống Pháp, buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ.

Gia Lai

Mốc lịch sử quan trọng thứ năm là quân và dân các dân tộc Gia Lai đã góp phần cùng với quân dân cả nước giành thắng lợi trong mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân Gia Lai khắc phục, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Sang thế kỷ XXI, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc ở Gia Lai tiến hành đổi mới và bước đầu đã giành được nhiều thắng lợi.

– Trong quá trình bảo vệ và xây dựng mảnh đất này, tình đoàn kết Kinh-Thượng có vai trò và ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

Trong một số công trình khoa học, tôi luôn nhấn mạnh “Đoàn kết dân tộc là một trong các nhân tố đảm bảo cho các phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo ở Gia Lai phát triển liên tục, mạnh mẽ và giành thắng lợi”.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân các dân tộc ở Gia Lai cùng các cán bộ từ miền xuôi lên đã đoàn kết với nhau để chống kẻ thù chung, góp phần cùng với nhân dân cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Hiện nay, tất cả lại đang cùng nhau ra sức thực hiện công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhờ vậy, nhân dân các dân tộc đã biết thay đổi nếp nghĩ, cách làm; bộ mặt Gia Lai thay đổi hàng ngày, hàng giờ, kinh tế phát triển, dân trí được nâng cao, đã hoàn thành phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện.

– Thông thường, lịch sử-văn hóa một vùng địa lý tác động rất nhiều vào việc hình thành tính cách con người bản địa. Gia Lai có 80 năm thành lập, chưa phải là quá dài, nhưng theo ông, có hay không khái niệm mang tính đặc thù được gọi là “tính cách người Gia Lai”?

Theo tôi, “tính cách người Gia Lai” là một thực tế đang hình thành và từng bước được xác định. Gia Lai là nơi tập trung người dân từ khắp các địa phương trong cả nước đến đây công tác, lập nghiệp, mang theo nhiều đặc trưng văn hóa vùng miền. Những nét văn hóa này cũng được biến cải cho phù hợp với vùng đất mới. Chẳng hạn, về ẩm thực, ở đâu người ta cũng ăn phở nước, người Gia Lai lại ăn “phở khô hai tô”; mỳ Quảng ở Quảng Nam thì chan một ít nước kho thịt gà, ở Gia Lai thì mì Quảng chan nhiều nước; người Huế ăn bún bò không bỏ thêm mắm ruốc sống, người Gia Lai ăn bún bò Huế phải thêm tí mắm ruốc sống mới ngon…

Người Gia Lai

là người tứ xứ đến đây cho nên giọng nói của cha mẹ đủ khắp mọi miền đất nước, nhưng trẻ con lại cùng chung một giọng nói mà không có tỉnh thành nào có được và còn nhiều thứ khác nữa không thể kể hết. Có thể nói tính cách của người Gia Lai là sự kết hợp rất nhiều nét đặc trưng của nhiều vùng miền, nhiều dân tộc trên đất nước Việt Nam và tạo nên một nét rất riêng, đặc biệt là sự phóng khoáng, cởi mở, chân tình mà ít nơi nào có được.

– Xin cảm ơn ông!

Phương Duyên

BÀI LIÊN QUAN

4 câu hỏi trắc nghiệm nói lên tính cách của bạn

adminTLA

1 Nhóm tính cách ISFP Trong Trắc nghiệm MBTI

adminTLA

ESTJ – Người giám hộ – Trắc nghiệm tính cách MBTI – https://mentoring.edu.vn

adminTLA

Leave a Comment